Bí thư Thành ủy Hà Nội: Đánh giá đúng tình hình để có quyết sách đúng và trúng
Chăm lo tốt mối quan hệ gắn bó, hợp tác, giúp nhau vượt khó Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội thăm, chúc mừng hai cơ sở đào tạo cán bộ Hà Nội dự kiến tuyển khoảng 2.400 giáo viên năm học 2022-2023 |
Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Dự kiến trong 3 ngày làm việc, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ họp bàn về 9 nội dung, gồm: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm 2022, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm 2023;
Tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2022, kế hoạch đầu tư công năm 2023 của Thành phố; Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách Thành phố, định mức phân bổ ngân sách Thành phố giai đoạn 2023-2025; Đề án quản lý, sử dụng tài sản công của thành phố Hà Nội;
Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát năm 2023 của Thành ủy Hà Nội; Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy;
Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện 2 khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2020-2025.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của các nội dung được họp bàn tại hội nghị, đồng thời, gợi mở một số nội dung để các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến.
Về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách, đầu tư công năm 2022, năm 2023 và kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm giai đoạn 2023-2025, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, trong năm 2022, Thành phố đã thực hiện khá toàn diện, hiệu quả các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.
Mặc dù trong tình hình khó khăn, Hà Nội đã cố gắng thực hiện nhiều công việc quan trọng mang tính chiến lược, dài hơi để tạo tiền đề cho phát triển Thủ đô giai đoạn tới, như: Tổng kết Nghị quyết 11-NQ/TW để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; sửa đổi Luật Thủ đô; Kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực; triển khai quyết liệt các công việc để thực hiện Dự án đường Vành đai 4; về phân cấp, ủy quyền giữa các cơ quan, các cấp chính quyền thuộc Thành phố...
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, tình hình kinh tế - xã hội cả nước cũng như Hà Nội đang phải đương đầu nhiều vấn đề lớn, dự báo nhiều khó khăn, thách thức; khả năng huy động nguồn lực cho phát triển là khó khăn; đòi hỏi cần nhìn nhận, đánh giá đúng tình hình để đưa ra định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp và những quyết sách đúng và trúng, đưa Thủ đô phát triển bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Do đó, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu ngân sách nhà nước và đầu tư công năm 2022 của Thành phố.
Trong đó, tập trung đánh giá kết quả thực hiện chủ đề năm 2022 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và sự cần thiết đề xuất tiếp tục thực hiện chủ đề này trong năm 2023; đồng thời, đánh giá các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, như: Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, cải cách hành chính và thủ tục hành chính…; đồng thời chỉ ra các nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, nhất là các nguyên nhân chủ quan để đề xuất các giải pháp khắc phục một cách căn cơ.
Về Kế hoạch đầu tư công năm 2023, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng cần được thảo luận kỹ trên nguyên tắc ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi các khoản ứng trước, vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; các dự án chuyển tiếp, các dự án, công trình trọng tâm, trọng điểm, các dự án dân sinh bức xúc và các dự án đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định có khả năng hấp thụ vốn cao, giải ngân vốn tốt.
Đối với nhiệm vụ điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng lưu ý cần rà soát, đánh giá lại tính khả thi của các dự án trong kế hoạch trung hạn chưa triển khai để đề xuất giải pháp cắt giảm, điều chuyển vốn trung hạn, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của Thành phố; thảo luận kỹ các giải pháp để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, khắc phục cho được tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian vừa qua.
Về nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ ngân sách thành phố Hà Nội, đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến cụ thể về nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách của Thành phố; định mức phân bổ chi ngân sách Thành phố giai đoạn 2023-2025, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả khi tổ chức triển khai thực hiện.
Trong đó, tập trung cho ý kiến đối với việc điều chỉnh định mức phân bổ chi thường xuyên đối với một số lĩnh vực; việc tăng tỷ lệ điều tiết tiền sử dụng đất cho các quận, huyện, thị xã; việc phân chia khoản thu thuế thu nhập cá nhân…
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Về nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích đánh giá và tham gia cụ thể về những mục tiêu, quan điểm, định hướng và các giải pháp trọng tâm.
Trong đó, cần lưu ý mục tiêu, định hướng việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lần này cần bám sát định hướng phát triển Thủ đô được nêu tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và phải được nghiên cứu đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác.
Bên cạnh đó, cần thảo luận sâu về các vấn đề: Thực trạng dân số của Hà Nội hiện nay cũng như dự báo dân số đến năm 2030, 2050 để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển của Thủ đô; Xác định tính chất, tầm nhìn phát triển Thủ đô theo Quan điểm số 2 của Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị là phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại” là điểm riêng có của Hà Nội cần được phát huy lên và là điểm nhấn của Quy hoạch lần này.
Ngay sau phát biểu khai mạc của Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, các đại biểu sẽ nghe các báo cáo, tờ trình tại hội nghị, sau đó, chia thành 4 tổ để thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung trên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41