Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ: Tạo những chuyển biến căn bản trên mọi lĩnh vực ngay trong năm 2021

Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 18, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu cần thảo luận, cho ý kiến để xem xét, quyết định những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, mang tính đột phá để tạo cho được những chuyển biến căn bản trên mọi lĩnh vực ngay trong năm 2021, nhất là những vấn đề dân sinh bức xúc, tồn tại kéo dài nhiều năm.
Kết luận của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ về việc liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn Infographic: Tóm tắt quá trình công tác của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ Hà Nội và Liên minh châu Âu tăng cường hợp tác

Điểm lại kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm 2020 và nhiệm kỳ 5 năm 2016 – 2020, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đánh giá, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn trong năm 2020 do đại dịch gây ra, kinh tế Thủ đô tiếp tục duy trì sự tăng trưởng và phát triển; về cơ bản Thành phố vẫn đạt được mục tiêu tổng quát, trong đó đạt và vượt 16/22 chỉ tiêu chủ yếu; GRDP ước tăng 3,98%, cao gấp khoảng 1,5 lần mức bình quân chung của cả nước; chỉ số giá tiêu dùng CPI được kiểm soát ở mức dưới 3%, thấp hơn bình quân chung cả nước; thu ngân sách nhà nước ước đạt gần 280.000 tỷ đồng, vượt mức dự toán và tăng 3,5% so với năm 2019.

Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị được chú trọng, có nhiều chuyển biến, tiến bộ rõ nét. Thành phố đã làm tốt việc phối hợp, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là xây dựng hạ tầng giao thông, điện, cấp, thoát nước, cải thiện và bảo vệ môi trường; quản lý đô thị, trật tự an toàn giao thông, trật tự, kỷ cương đô thị được tăng cường và có nhiều chuyển biến tích cực; ý thức, nếp sống văn minh đô thị của người dân được nâng lên. Diện mạo Thủ đô ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh, khang trang, hiện đại hơn.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ: Tạo những chuyển biến căn bản trên mọi lĩnh vực ngay trong năm 2021
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Vương Đình Huệ phát biểu tại Kỳ họp (Ảnh: Mai Quý)

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm phát triển, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có nhiều tiến bộ; nhiều chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, thể thao thành tích cao tiếp tục dẫn đầu cả nước. An sinh xã hội, phúc lợi xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhất là khu vực nông thôn được quan tâm; các vấn đề xã hội như giảm nghèo, hỗ trợ người tàn tật, chăm lo chính sách đối với người có công, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 được thực hiện có hiệu quả; chất lượng cuộc sống của Nhân dân từ đô thị tới khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt.

Quốc phòng, quân sự địa phương tiếp tục được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững trong mọi tình huống. Quan hệ đối ngoại được mở rộng; vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao trong nước, khu vực và quốc tế.

Theo Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, những kết quả đạt được trong năm 2020 và cả giai đoạn 2016 - 2020 là thành quả của sự cố gắng không mệt mỏi, sự chung tay góp sức của các tầng lớp Nhân dân, các cấp, các ngành, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, doanh nhân và lực lượng vũ trang Thủ đô; trong đó có đóng góp rất quan trọng của Hội đồng nhân dân Thành phố với vai trò, vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Thủ đô. Với tinh thần trách nhiệm, đổi mới, và bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, của Thành ủy và yêu cầu thực tiễn của Thành phố, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân Thành phố được nâng lên, được đánh giá là điểm sáng trong cả nước.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã tổ chức thành công 17 kỳ họp, ban hành 148 nghị quyết, trong đó có 79 nghị quyết chuyên đề là căn cứ pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành chủ động thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị. Hoạt động có nhiều đổi mới sáng tạo, gắn với mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu thể hiện chính kiến, vai trò, trách nhiệm và phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

Chất vấn và trả lời chất vấn là hoạt động được dư luận và cử tri đánh giá cao, là thương hiệu của Hội đồng Nhân dân Thành phố. Đồng thời, đã bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, tập trung vào những vướng mắc, những rào cản trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết những vấn đề trọng tâm, dân sinh bức xúc. Qua chất vấn đã đánh giá khách quan tình hình thực hiện, chỉ rõ những tồn tại, khuyết điểm và nguyên nhân; trách nhiệm của các cấp, các ngành; lộ trình và thời gian khắc phục rất rõ ràng. Sau chất vấn, Ủy ban Nhân dân đã có biện pháp, kế hoạch chỉ đạo khắc phục ngay những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm và có chuyển biến tích cực, rõ nét được cử tri và dư luận đồng tình, ghi nhận và đánh giá cao.

Những thành tựu và kết quả đó đã củng cố và nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền Thủ đô, góp phần bồi đắp lòng tự hào về truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 18 Hội đồng Nhân dân Thành phố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân Thành phố có trách nhiệm cụ thể hóa thành nghị quyết, chương trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. Những định hướng cho nhiệm kỳ tới của Nghị quyết Đại hội là hết sức quan trọng để Hội đồng Nhân dân Thành phố xác định mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tài chính - ngân sách và đầu tư công trong 5 năm tới, giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, có những việc quan trọng Hội đồng Nhân dân phải quyết định ngay trong kỳ họp này, mà trước mắt là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách và đầu tư công năm 2021; có những việc phải thảo luận một bước, cho ý kiến để quyết định trong những kỳ họp sắp tới. Với ý nghĩa quan trọng đó, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố quan tâm một số nội dung sau:

Một là, cần phát huy cao độ tinh thần dân chủ, trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân, tập trung thảo luận để làm sâu sắc hơn những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách, đầu tư công và các nhiệm vụ quan trọng khác trong năm 2020 và giai đoạn 2016 - 2020; từ đó chỉ ra các nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan và các bài học kinh nghiệm thực tiễn cho giai đoạn tới.

Trên cơ sở đó và căn cứ các kiến nghị của cử tri để xem xét, cho ý kiến về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách, đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của năm 2021 với phương châm thực hiện thắng lợi ngay từ đầu nhiệm kỳ 5 định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho cả giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ: Tạo những chuyển biến căn bản trên mọi lĩnh vực ngay trong năm 2021
Quang cảnh kỳ họp (Ảnh: Mai Quý)

Hai là, Thành phố đã đề xuất chủ đề năm 2021 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Vì vậy, đề nghị các đại biểu cần thảo luận, cho ý kiến để bổ sung, hoàn thiện chủ đề công tác của năm và xem xét, quyết định những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, mang tính đột phá để tạo cho được những chuyển biến căn bản trên mọi lĩnh vực ngay trong năm 2021, nhất là những vấn đề dân sinh bức xúc, tồn tại kéo dài nhiều năm.

Ba là, để các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân thực sự đi vào cuộc sống, Hội đồng Nhân dân Thành phố cần sớm thông qua đồng bộ và kịp thời các cơ chế, chính sách, trước mắt là nghiên cứu, sửa đổi Nghị quyết 13/2016/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân và Quyết định số 41/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố về phân cấp kinh tế - xã hội, nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cho các quận, huyện, thị xã; bên cạnh đó, cần chú trọng các cơ chế, chính sách nhằm giải quyết dứt điểm những vấn đề dân sinh bức xúc kéo dài; cụ thể hóa Nghị quyết 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và Nghị quyết 115/2020/QH14 của Quốc hội về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế to lớn của Thủ đô về nguồn lực con người, khoa học và công nghệ, giải phóng các nút thắt về hạ tầng, thể chế và phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở; phân bổ hợp lý nguồn lực đảm bảo tập trung đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ thuật khung; hệ thống các cầu bắc qua sông Hồng; những dự án trọng điểm của Thành phố có vai trò thúc đẩy liên kết các tỉnh vùng Thủ đô, liên kết các huyện; ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối các huyện phía Nam (Quốc lộ 1A cũ, Quốc lộ 21B, nâng cấp Quốc lộ 32…) thể hiện quan điểm phát triển đồng đều; quan tâm đầu tư thúc đẩy các huyện sớm trở thành quận trong giai đoạn 2021 - 2025; hỗ trợ các nguồn lực của Thành phố và các quận để thực hiện các chương trình mục tiêu tại các huyện còn khó khăn; giải quyết dứt điểm xây mới, nâng cấp, cải tạo các chợ dân sinh, nhà văn hóa thôn, công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố.

Bốn là, về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền Hội đồng Nhân dân Thành phố, tại Kỳ họp này sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố và một số ủy viên Ủy ban Nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021. Căn cứ Đề án nhân sự Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và quy định của Trung ương, Thành ủy đã nghiêm túc, dân chủ, công khai tiến hành đầy đủ quy trình 5 bước, lựa chọn những đồng chí có tín nhiệm cao nhất trong số các đồng chí được quy hoạch chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, dự kiến phân công trong các lĩnh vực: Kinh tế tổng hợp; kinh tế ngành; quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, quản lý đô thị; văn hóa - xã hội và tài nguyên, môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhân sự Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố đã được các cơ quan chức năng của Thành phố và Trung ương thẩm định theo quy định và giới thiệu tại Kỳ họp lần này để Hội đồng Nhân dân Thành phố xem xét, quyết định. Đề nghị các đại biểu thảo luận, đánh giá và lựa chọn những đồng chí hội đủ các yếu tố đảm bảo khả năng thực thi nhiệm vụ, thực sự xứng đáng để bầu các chức danh nhằm sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống chính trị.

Năm là, căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội (Luật số 65/2020/QH14 ngày 19/06/2020) có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) và Nghị quyết 1004/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố sẽ xem xét, quyết định thành lập Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội và Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố nhằm sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ, đặc biệt là sớm ổn định tổ chức để phục vụ tốt nhất cho công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, một năm có rất nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, sẽ diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đảng bộ và nhân dân Thủ đô mong đợi tập thể và từng cá nhân đồng chí lãnh đạo, đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố không ngừng và tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tiếp tục có những đổi mới, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân Thành phố và các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò cơ quan đại diện và thể hiện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân Thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, chào mừng các sự kiện quan trọng của đất nước và Thành phố trong năm 2021.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động