Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chủ trì làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng

Chiều nay (21/8), ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng. Đây là cuộc làm việc thứ bảy trong kế hoạch làm việc với 8 bộ, ngành Trung ương của Hà Nội nhằm tăng cường công tác phối hợp, bàn giải pháp giải quyết căn cơ những vấn đề cấp bách, trọng tâm, trọng điểm đang đặt ra tại Thủ đô.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Dự án cải tạo Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô đảm bảo tiến độ, chất lượng
Phát biểu kết luận của đồng chí Vương Đình Huệ tại Hội nghị lần thứ 25 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội
Sẵn sàng ứng phó tình huống dịch Covid-19 bùng phát lại ở cấp độ cao

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, Hà Nội đã hành và triển khai Chương trình số 06 về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2016-2020”.

0712 img 20200821 150448
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu mở đầu buổi làm việc

Đánh giá chung trong 5 năm qua, diện mạo Thủ đô ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp hơn, văn minh hơn và khang trang, hiện đại hơn. “Trong những thành tích, kết quả chung đó, ngoài những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, còn có sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, trong đó có vai trò rất lớn của Bộ Xây dựng”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Theo ông Vương Đình Huệ, Hà Nội là đô thị đặc biệt, đang trong quá trình phát triển, tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Trong nhiệm kỳ tới có ít nhất 5 huyện phát triển lên quận. Cùng đó, tốc độ gia tăng dân số cơ học cũng rất nhanh, đặt ra nhiều vấn đề mới phát sinh, nhiều việc khó, nhất là trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị.

Cụ thể, ông Vương Đình Huệ nêu, chỉ riêng việc cải tạo chung cư cũ, dù thành phố đã có rất nhiều đề án nhưng đến nay vẫn còn vướng mắc, trong đó vấn đề chủ yếu là bảo đảm tài chính cho nhà đầu tư mà vẫn phải tuân thủ theo quy hoạch. "Việc này chỉ thành phố không thể làm được, cần phải có sự tham gia của các bộ ngành, Chính phủ cho cơ chế đặc thù".

Ngoài ra, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề quản lý khu phố cổ, quy hoạch đô thị khu vực nông thôn, quản lý trật tự xây dựng… Do đó, ông Huệ cho rằng, mục đích cuộc họp hôm nay không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt, mà từ đó thành phố bổ sung vào xây dựng báo cáo chính trị, cho sự phát triển của Thủ đô trong nhiệm kỳ tới là giai đoạn xa hơn.

Bên cạnh đó, thông qua buổi làm việc cũng sẽ trao đổi, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng, đô thị, quản lý thị trường bất động sản, cấp nước sạch, thu gom và xử lý chất thải rắn, chiếu sáng đô thị…

0709 img 20200821 150344
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng báo cáo tại buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, Bộ Xây dựng đã hỗ trợ Hà Nội trên 5 lĩnh vực chính. Về công tác quy hoạch, thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Hà Nội đã phê duyệt 59/68 đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch được duyệt theo số lượng đồ án là 83%, theo diện tích là 86%. Thành phố cũng đã phê duyệt khoảng 216 đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng với tổng diện tích khoảng 14.116,3ha.

Theo ông Hùng, Hà Nội đã chủ động rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thu hút hiệu quả đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở mới với nhiều khu đô thị đã và đang xây dựng đồng bộ, văn minh, hiện đại. Đến nay, toàn thành phố có trên 1.000 tòa nhà chung cư cao tầng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, nâng diện tích nhà ở bình quân đến hết năm 2019 đạt 27,09 m2/người, dự kiến hết năm 2020 đạt 27,25 m2/người, vượt chỉ tiêu chương trình phát triển nhà ở được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, Thành phố đã hoàn thiện Đề án cải tạo xây dựng mới các chung cư cũ báo cáo Bộ Xây dựng; tổ chức thực hiện kiểm định 33 công trình nhà chung cư cũ; tiến hành rà soát, lập danh mục kiểm định các nhà chung cư cũ giai đoạn 2020-2022 (dự kiến 177 công trình).

Đáng chú ý, Hà Nội đã thực hiện hiệu quả mô hình thí điểm tổ chức Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị tại các quận, huyện, thị xã, nhờ đó tỷ lệ công trình vi phạm giảm mạnh (năm 2016 là 13,5%; năm 2017 là 10,99%; năm 2018 là 5,22% và năm 2019 còn 3,07%). Ông Hùng cho biết, Ủy ban nhân dân thành phố đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời gian thí điểm mô hình các Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã.

Ngoài ra, Hà Nội cũng rất quan tâm triển khai hiệu quả công tác quản lý, duy tu hệ thống hạ tầng đô thị; phát triển các dự án cấp nước, đầu tư các dự án nhà máy xử lý nước thải; thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường 90/125 hồ nội thành; đặc biệt Hà Nội đã hoàn thành sớm 2 năm chỉ tiêu trồng 1 triệu cây xanh và tiếp tục trồng thêm 600 nghìn cây trong năm 2019, 2020. Riêng năm 2019, toàn Thành phố đã trồng hơn 581 nghìn cây đô thị, bóng mát (chưa bao gồm 124.039 cây ăn quả) đạt 102,4% kế hoạch.

0715 img 20200821 150349
Quang cảnh buổi làm việc

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Từ đó, ông Hùng đề xuất 15 nội dung phối hợp với Bộ Xây dựng và đề xuất, kiến nghị tháo gỡ 20 khó khăn, vướng mắc trên 5 lĩnh vực chính, mong muốn Bộ Xây dựng quan tâm sớm giải quyết triệt để.

Trong đó, Hà Nội kiến nghị Bộ Xây dựng thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; thực hiện lộ trình di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học và các trụ sở bộ ngành, cơ quan Trung ương… trong nội thành Hà Nội, bàn giao quỹ đất cho thành phố để bổ sung xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch.

Cùng với đó, ủng hộ chủ trương của thành phố Hà Nội và phối hợp với Hà Nội trong xây dựng, trình phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025; Đề án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố. Hướng dẫn về đầu tư xây dựng các công trình nhà ở hiện có trên bãi sông thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, làm cơ sở tháo gỡ khó khăn trong công tác cấp phép xây dựng, đảm bảo việc sinh sống ổn định, giải quyết các nhu cầu xây dựng của người dân tại các khu vực nêu trên.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động