Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Nghiên cứu chính sách tăng phúc lợi xã hội cho người dân
Chiều 25/2, Thường trực Thành ủy Hà Nội nghe báo cáo và cho ý kiến về 10 Chương trình công tác toàn khóa XVII. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của các cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo các chương trình công tác, đến nay, có dự thảo 2 chương trình đã được Ban Thường vụ Thành ủy thông qua, sẵn sàng trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố xem xét, gồm: Chương trình số 01 về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025"; Chương trình số 10 về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025".
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo |
Tại hội nghị, Thường trực Thành ủy cho ý kiến sâu về tình hình xây dựng dự thảo 2 chương trình công tác để chuẩn bị trình Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến, đó là: Chương trình số 02 về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025" và Chương trình số 09 về “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025". Thường trực Thành ủy cũng sẽ cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện các chương trình còn lại.
Báo cáo Thường trực Thành ủy, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, dự thảo Chương trình số 03 về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025" sẽ được hoàn thiện trước ngày 25/3/2021 để trình Thành ủy.
Đối với Chương trình số 04 về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025", lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày mai 26/2, Ban Chỉ đạo chương trình sẽ họp, sau đó sẽ trình Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, dự thảo Chương trình số 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" sẽ bảo đảm tiến độ trình Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố vào khoảng ngày 22 đến 23/3.
Trong khi đó, dự thảo Chương trình số 07 về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025", lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, ngày 2/3, Ban Chỉ đạo sẽ thống nhất thông qua nội dung dự thảo chương trình để xin ý kiến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố và tổ chức các hội thảo xin ý kiến; phấn đấu đẩy nhanh hơn tiến độ chương trình trước ngày 15/3.
Thay mặt Thường trực Thành ủy, chỉ đạo chung về tình hình, tiến độ xây dựng dự thảo 10 chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu các Ban Chỉ đạo chương trình nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự thảo, bảo đảm đúng yêu cầu để Thành ủy ban hành toàn bộ các chương trình trong quý I/2021; tuy nhiên không vì tăng tiến độ mà lơ là chất lượng.
“Tất cả phải hướng tới mục tiêu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Đối với dự thảo Chương trình số 05 về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025”, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhận định, nội dung tốt nhưng cần đẩy nhanh hơn tiến độ hoàn thiện dự thảo chương trình. Trong đó, cần xác định thêm các dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn tới. Đồng chí lưu ý, cần xem xét tổ chức hình thành một trung tâm triển lãm tất cả các quy hoạch của thành phố gắn với công khai trên môi trường mạng để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.
Về Chương trình số 03, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng, Ban Chỉ đạo chương trình cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng chương trình. Về thành phần Ban Chỉ đạo, đồng chí đề nghị ngoài đại diện các quận, nên có thêm đại diện các huyện đã được quy hoạch trở thành quận trong nhiệm kỳ này. Nội dung phải có ý nghĩa như một chương trình hành động, trong đó xác định cụ thể nhiệm vụ từng tháng, từng quý, từng năm; rõ nội hàm công việc, ai chủ trì, ai phối hợp, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc; tránh tình trạng chương trình công tác sao chép lại Nghị quyết Đại hội.
Về Chương trình số 04, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị rà soát các nội dung dự thảo, tập trung đi sâu vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; trong đó phải bám sát vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Cần đặc biệt lưu ý giải quyết dứt điểm vấn đề đất dịch vụ, lấn chiếm đất nông nghiệp.
Về Chương trình số 06, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Hà Nội có hệ thống di tích văn hóa, lịch sử rất phong phú, giàu giá trị, nên dự thảo chương trình phải làm rõ từng công việc giải quyết trước mắt và lâu dài để khai thác nguồn lực quan trọng này.
Về Chương trình số 07, Bí thư Thành ủy lưu ý cần bám sát vào chương trình hợp tác của thành phố với Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây để hoàn thiện nội dung dự thảo. Ngoài ra, dự thảo chương trình cần tham khảo thêm ý kiến của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về thành phố sáng tạo; làm rõ bao giờ hình thành mạng lưới sáng kiến Thủ đô, cơ chế vận hành thế nào; hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp của Thủ đô ra sao.
Đáng chú ý, đối với Chương trình số 08 về "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025", Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chỉ đạo, ngoài các chính sách về an sinh xã hội, nên nghiên cứu các chính sách nhằm tăng phúc lợi xã hội cho người dân. Ví dụ hiện nay, thành phố đang hỗ trợ người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên mức 350.000 đồng/tháng, liệu có thể hạ thấp độ tuổi được hưởng chế độ và tăng số tiền hỗ trợ hằng tháng không? Hà Nội cũng nên tăng cường phát triển hệ thống hỗ trợ chăm sóc người già, người khuyết tật, người có công, người không nơi nương tựa...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41