Bình yên một thoáng cho tim mềm
Vội... Hoa huỳnh anh ươm vàng sắc nắng |
Con đường rợp bóng cây xanh rẽ vào ngôi đền cổ thờ thầy Chu Văn An thuộc huyện Chí Linh - Hải Dương. Nơi khu đền này, có một chiếc giếng gọi là giếng Son. Nước dưới giếng trong veo trong vắt, đất ở thành giếng đỏ như màu son. Thầy Chu Văn An mài đất và nước ở giếng để tạo ra thứ mực son đỏ. Mực ấy, Thầy dùng để phê điểm cho các trò. Nơi đây, cũng là nơi bình yên nhất Thầy muốn trở về sau bao năm xoay vần với cuộc đời.
Ảnh minh họa |
Ngày xưa, nhà thơ Vũ Đình Liên từng tiếc nuối “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?” thì trong chính không gian ngôi đền này, tôi như được đắm mình với nét xưa để lâng lâng chạm vào một miền quá khứ. Tôi hỏi thầy đồ giảng giải cho tôi về chữ An.
An trong từ bình an, an yên. Chữ An (安)gồm có sáu nét, có kết cấu trên và dưới. Bộ Miên (宀) tượng trưng như mái nhà, bên dưới là bộ Nữ (女) là nói đến phụ nữ, người con gái. Cổ nhân xưa thật sâu xa khi ví von hình ảnh người bà, người mẹ với bàn tay khéo léo, mẹ ở đâu mọi thứ tinh tươm, vun vén sạch sẽ ở đó.
Bình an là khi tôi đi học xa bị ốm, thân thể rã rời, tôi trở về ngôi nhà có mẹ. Mẹ hớt hải, lo lắng từ phía cổng, mẹ chạy nhanh vào nhà, sờ vào cái trán đang nóng hổi của tôi. Giây phút đó, giây phút mẹ đặt bàn tay ấm áp vào trán tôi, đó là cả một bầu trời bình yên tôi nằm trên chiếc gối êm. Tôi nép người, cuộn trong chiếc chăn, mẹ vén chăn cho gọn kẻo bàn chân tôi hở ra bị lạnh. Mẹ lo lắng bảo với bà: “Na nó sốt quá u ơi!”.
Tôi kéo cái chăn, đắp trùm lên đầu rồi khóc. Lúc ấy, không phải tôi khóc vì bị ốm, không phải tôi khóc vì cái họng tôi đau, người tôi mẩn nốt như bị thủy đậu. Tôi khóc vì thấy lòng bình yên quá!
Những ngày tháng học xa, tôi rất thèm khát được về nhà. Đôi khi, tôi trở về chỉ để ngắm những thứ thân thuộc như nhành cây, ngọn cỏ. Ngắm cả cái chạng ba nhánh nơi gốc ổi, tôi từng trèo lên đó làm chiếc ghế ngồi. Chúng cũng biết lớn lên, vươn mình theo thời gian. Chỉ thế thôi cũng đủ vừa vặn cho một bình yên!
Ừ nhỉ! Hạnh phúc là khoảnh khắc chứ không phải là cuộc đời hạnh phúc. Bình yên cũng là khoảnh khắc chứ không có cuộc đời bình yên. Vậy phải đi qua bao tủi hờn, trong đục nông sâu để đổi lấy xâu chuỗi bình yên đeo vào bến bờ hạnh phúc? Là một đời, nửa đời hay chẳng bao giờ cả? Tôi không trả lời được câu hỏi này cho bản thân mình. Chỉ biết rằng, khoảnh khắc được mẹ quan tâm, được bà lo lắng cho tôi ngày ấy, tôi không bao giờ quên bởi lòng tôi đã chạm khắc một bình yên rất lắng và rất sâu.
Trời đã ngả dần về trưa, tia nắng hè nhảy nhót trên hàng cây đứng tuổi. Tôi xin thầy đồ chữ An viết bằng mực son đỏ và chào thầy kính cẩn ra về. Rốt cuộc để sống được ở đời, tôi chẳng cần điều gì xa xôi. Tôi chỉ cần bình yên! Nắng trưa vẫn thong thả chiếu xuống nền gạch mát rượi. Bình yên tôi gửi một nét cười theo gió, bình yên một thoáng cho tim mềm!
Thanh Nga
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01