Blockchain - công nghệ đòn bẩy cho kinh tế số

Theo các chuyên gia, những xu hướng mở rộng của công nghệ chuỗi khối (blockchain) như NFT, Metaverse, DeFi, DAO… vốn đang là trọng tâm của cách mạng 4.0 trên thế giới mà Việt Nam cần phải nắm bắt và theo kịp, nếu muốn giành vị thế chủ động trong cuộc đua công nghệ. Đây cũng là tiềm năng tốt nhằm thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, để góp phần đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
Token hóa tài sản có thực sự là hướng đi mới cho doanh nghiệp 4.0? Thúc đẩy tiềm năng của công nghệ blockchain tại Vietnam Blockchain Summit 2022

Tăng khả năng tiếp cận thị trường tài sản kỹ thuật số

Tại Hội nghị “Kết nối đầu tư công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc” do Báo Đầu tư phối hợp cùng Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), Hiệp hội Content NFT Hàn Quốc (KONCA) và Công ty TNHH Tin tức NBN (NBN) tổ chức mới đây, ông Trần Quang Chiến, người đồng sáng lập nền tảng hợp đồng thông minh hiệu suất cao ONUS Chain cho biết, trong năm 2021, công nghệ blockchain bùng nổ rất mạnh và theo một số liệu của diễn đàn kinh tế thế giới, vào năm 2025, 10% GDP sẽ lưu trữ trên blockchain. 81/100 các doanh nghiệp của thế giới ứng dụng blockchain, trong đó có 27 doanh nghiệp hiện tại đã có sản phẩm đưa vào triển khai.

Blockchain - công nghệ đòn bẩy cho kinh tế số
Hợp tác chiến lược giữa Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Hiệp hội Content NFT Hàn Quốc mở ra tiềm năng hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là blockchain. Ảnh: Quang Linh

Do đó, lĩnh vực công nghệ nói chung và blockchain nói riêng đang là những chủ đề hấp dẫn nhận được sự quan tâm của cả các đơn vị truyền thông và nhà đầu tư. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được xem là một trong những động lực quan trọng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu kép là trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, trong đó có công nghệ blockchain.

Sự bắt tay hợp tác giữa Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Hiệp hội Content NFT Hàn Quốc và kênh NBN Hàn Quốc tại Hà Nội đã mở ra những cơ hội hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là blockchain.

Là một trong những doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Content NFT Hàn Quốc tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, Giám đốc công ty Meta Planet Jun Kwon đã nhìn thấy nhiều tiềm năng hấp dẫn tại thị trường này. Ông Jun Kwon chia sẻ, Meta Planet với lợi thế phát triển các dự án liên quan tới NFT và metaverse đã chuẩn bị sẵn sàng để chinh phục và mở rộng đầu tư tới Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên, Giám đốc công ty Meta Planet cho biết: “Thị trường Việt Nam là thị trường trẻ có nhiều lao động trẻ.Do đó, Meta Planet đã chuẩn bị những nội dung liên quan tới NFT và metaverse để đáp ứng xu hướng của người dùng tại Việt Nam. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc phát triển tại thị trường tại Việt Nam. Tôi cũng phán đoán chính sách đầu tư về blockchain tại Việt Nam cũng sẽ khó hơn một chút so với Hàn Quốc, nhưng thông qua Hiệp hội Blockchain Việt Nam, chúng tôi cũng có cơ hội hiểu hơn về thị trường Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước để có sự chuẩn bị tốt hơn khi bước vào thị trường này”.

Theo Chủ tịch của NBN, kênh tin tức blockchain số 1 tại Hàn Quốc Choi Kang Yong, xu hướng chuyển đổi sang tài sản kỹ thuật số đang diễn ra rất mạnh mẽ, không chỉ ở Việt Nam, Hàn Quốc mà còn trên toàn thế giới. Thêm vào đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động lên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, công nghệ blockchain hiện cũng đang được chú trọng và được coi là trung tâm của cuộc cách mạng kinh doanh.

Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc được ước tính trị giá lên đến 23 tỷ USD với hơn 7 triệu người dùng giao dịch mỗi ngày. Thị trường toàn cầu hiện nay ở mức 900 tỷ USD, tương đương với 20 triệu tỷ đồng. Với tiềm năng lớn như vậy, đây là lúc để các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc suy nghĩ lại về thị trường vốn và khả năng tiếp cận thị trường tài sản kỹ thuật số với một góc nhìn rộng hơn. Bên cạnh đó, cần hướng đến việc khai thác thị trường vốn như một giải pháp đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát và sự gia tăng lãi suất trên thị trường vốn.

“Sự hợp tác phát triển về công nghệ blockchain giữa Việt Nam và Hàn Quốc là lúc để thúc đẩy, ươm tạo tài sản kỹ thuật số và thế giới siêu dữ liệu ngoài Việt Nam, cũng như Hàn Quốc. Tương lai thị trường tài chính sẽ tiếp tục thay đổi nhờ công nghệ blockchain”, ông Choi Kang Yong chia sẻ.

Nhận định về tiềm năng từ sự hợp tác cùng phát triển này, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam Phan Đức Trung cho biết: “Hàn Quốc có sự bùng nổ blockchain. Ứng dụng NFT được thúc đẩy nhiều trong lĩnh vực giải trí, ứng dụng nghệ thuật là những lĩnh vực chúng ta có thể học tập. Các vấn đề luật pháp về blockchain tại Hàn Quốc rất tốt. Thị trường Hàn Quốc hiện nay được cho là phát triển blockchain có luật lệ tương đối tốt tại khu vực châu Á”.

Thay đổi nhận thức về cách vận hành nền kinh tế số

Vốn là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp blockchain tại Việt Nam, kể từ khi chính thức ra mắt công chúng, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã thực hiện hàng loạt công việc hướng tới ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ blockchain vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó có vấn đề hỗ trợ cũng như khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ này.

Cũng theo Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam: Trong những năm gần đây, nước ta đã chứng kiến sự du nhập và phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain. Khi số doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và kỹ sư theo đuổi công nghệ blockchain ngày càng tăng cao, nhu cầu kết nối, hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ cũng ngày càng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, lĩnh vực blockchain thường bị nhìn nhận là chỉ có tài chính, tiền mã hóa, kiến thức quá phức tạp, mặc dù công nghệ này và ứng dụng NFT đã và đang được thúc đẩy trong nhiều lĩnh vực như giải trí, nghệ thuật… Trên thực tế, công nghệ blockchain ứng dụng được đến hơn 50 lĩnh vực hoạt động kinh tế dịch vụ khác nhau.

Bởi vậy, doanh nghiệp đang muốn chuyển đổi số có thể sử dụng blockchain trong từng phạm vi với ngân sách thí điểm cho những sản phẩm như loyalty (lòng trung thành của khách hàng), hay những ứng dụng như khai thác về blockchain trong private chain (blockchain riêng tư) hay enterprise chain (blockchain doanh nghiệp). Song, để ứng dụng thực sự hữu ích, cần bắt đầu từ người chủ doanh nghiệp có cách nhìn tổng thể trong chuyển đổi số và dám mạnh dạn với những thách thức mới, cũng như có nguồn ngân sách đủ tốt để tiếp cận công nghệ blockchain.

“Blockchain có lẽ không thật cần thiết cho doanh nghiệp nhỏ mà cần cho doanh nghiệp lớn, blockchain không đem lại giá trị cho những quy mô khách hàng nhỏ, mà chỉ làm đắt đỏ thêm. Khi chúng ta nhìn thấy những hạn chế như vậy của blockchain chắc chắn chúng ta cũng thấy rõ các lợi ích của blockchain. Bởi vậy, Hiệp hội Blockchain Việt Nam luôn sẵn sàng về nguồn nhân lực cho các hoạt động nghiên cứu, phổ cập giáo dục, thúc đẩy chính sách pháp lý, đồng hành cùng doanh nghiệp, chính phủ Việt Nam và các tổ chức để đưa công nghệ blockchain vào đời sống. Đây cũng chính là thời điểm để thay đổi nhận thức của người dân về cách vận hành nền kinh tế số", ông Phan Đức Trung cho biết./.

Trong công nghệ blockchain, NFT - token kỹ thuật số độc nhất đang được cho là có tiềm năng ứng dụng vào việc quản lý định danh số của công dân. Metaverse là khái niệm về một vũ trụ mở cho phép người tham gia trải nghiệm thế giới thực lẫn ảo một cách liền mạch, qua đó tăng cường sức mạnh của nền kinh tế khi các vật phẩm, hàng hóa, hoạt động mua bán của con người có thể được đồng bộ liên tục giữa không gian số và không gian thực. DeFi, DAO là những cách thức tiếp cận nền kinh tế theo một hướng mới đề cao tính minh bạch nhưng vẫn đảm bảo an toàn, cắt giảm những quy trình liên quan đến con người và được số hóa toàn diện qua sự trợ giúp các chương trình máy tính (dưới dạng hợp đồng thông minh - smart contract) và mạng lưới blockchain.
Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…

Tin khác

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá. Việc này không chỉ đáp ứng triển khai chỉ đạo cấp trên mà là yêu cầu tự thân nhằm tạo chuyển biến tốt cho hoạt động của ngành Giáo dục vốn cần gương mẫu vì thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội.
Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chính thức vận hành trang thông tin dịch vụ công mới tại địa chỉ: https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn
Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Ứng dụng iHanoi có chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc”

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội xây dựng chuyên mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc” trên nền tảng ứng dụng iHanoi nhằm cung cấp thông tin các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số xuất sắc đã được các cơ quan, tổ chức lựa chọn và công nhận qua các giải thưởng hàng năm tới từng người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức.
Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP ngày 2/3/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ với cơ cấu 25 tổ chức.
Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ngày 23/2, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an thông tin, khẩn trương triển khai các biện pháp công tác để tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải về Bộ Công an bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục...
Phát triển hạ tầng số, tạo nền móng cho chuyển đổi số

Phát triển hạ tầng số, tạo nền móng cho chuyển đổi số

Năm 2024 đánh dấu giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều bứt phá. Trong đó, phát triển hạ tầng số đạt được một số thành tựu tích cực, tạo nền móng cho chuyển đổi số.
Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Năm 2023, chỉ số chuyển đổi số của Hà Nội là 0,7448, tăng 18 bậc so với năm 2022, vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.
Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các phương án bảo vệ an toàn mạng lưới thông tin liên lạc, đặc biệt là ngăn chặn và xử lý các thông tin lừa đảo, giả mạo trên môi trường mạng; đảm bảo đường truyền thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong các ngày nghỉ Tết.
Xem thêm
Phiên bản di động