Bộ Công Thương phát hiện, xử lý hàng loạt vi phạm trong bán hàng online, livestream
Đề xuất mở rộng đối tượng, giảm tuổi hưởng chế độ hưu trí xã hội Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa |
Phát hiện, xử lý các vi phạm thông qua bán hàng online, livestream
Chiều mai (4/6), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Công Thương gồm: Công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn...
Trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn.
Trong đó, về công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, Bộ trưởng cho biết, năm 2023, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng 25% so với năm 2022, được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. (Ảnh: Quốc hội) |
Dự báo, trong những năm tới, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử cũng đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Công Thương đã chủ trì xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi và đã được Quốc hội thông qua, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025...
Bộ Công Thương cũng xây dựng, vận hành cơ chế tiếp nhận kiến nghị và phản hồi trực tuyến đối với người tiêu dùng thông qua Cổng Thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (www.online.gov.vn) và Tổng đài bảo vệ người tiêu dùng tại Bộ Công Thương và 52 tỉnh, thành phố theo đầu số miễn cước 1800.6838 từ năm 2015 để tư vấn, hỗ trợ trực tiếp. Trong đó, riêng tại Bộ Công Thương hàng năm tiếp nhận hơn 11.000 cuộc gọi tới.
Đáng quan tâm, Bộ Công Thương thường xuyên theo dõi, giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm thông qua bán hàng online, livestream. Năm 2023, Bộ Công Thương đã yêu cầu các sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ/khóa 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm. Lực lượng quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng rà soát, xử lý hàng trăm website/ứng dụng vi phạm mỗi năm, chuyển cơ quan Công an xử lý nhiều vụ việc, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại quy mô lớn cho người dân.
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 7. (Ảnh: Quốc hội) |
Nhiều vụ việc bán hàng giả/hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội nổi cộm, đã bị triệt phá như: Ansan Cosmetics - Thành phố Hồ Chí Minh (thu giữ 7.678 đơn vị sản phẩm); TS Việt Nam - Hà Nội (thu giữ 14.000 sản phẩm với với tổng trị giá ước tính trên 11 tỷ đồng); Menshop79 - Hà Nội (2.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton…; giá trị hơn 20 tỷ đồng); 145 Hoàng Diệu - Lào Cai (thu giữ 237 mặt hàng với 158.014 sản phẩm...
Phát sinh một số hệ lụy tiêu cực
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tổ chức ký cam kết với một số sàn thương mại điện tử lớn nhằm nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ví dụ như các cam kết về "Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử" trong các năm từ 2019 cho tới nay.
Bộ Công Thương cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Y Tế, Bộ Thông tin và Truyền thông… đăng tải các thông tin, bài viết cảnh báo, như các thông tin: “Cảnh báo giả mạo Bộ Công Thương về việc Phê duyệt dự án tham gia kiếm tiền online”; “Cảnh báo giả mạo Bộ Công Thương về việc Phê duyệt dự án tham gia nhận quà online; Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới về "Tuyển mẫu nhí chụp ảnh làm đại diện thương hiệu"...
Mặc dù nhiều giải pháp đã được triển khai, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử còn các tồn tại, hạn chế.
Đó là tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp; thương mại điện tử đang ngày càng có tác động lớn, đặc biệt đối với nhóm đối tượng trẻ, người cao tuổi, người dân sinh sống ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa,... trong đó đã phát sinh một số hệ lụy tiêu cực như vấn đề lừa đảo trên không gian mạng, “nghiện mua hàng”.
Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2020 và Nghị định số 17/2022, trong đó tăng cường chế tài với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng; Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dùng cẩn trọng, nghiên cứu kỹ thông tin sản phẩm, thông tin người bán hàng trong giao dịch trên mạng.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng để phát hiện, xử lý triệt để các đường dây, cơ sở, cá nhân vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành VHTTDL phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Tin mới 18/12/2024 16:52