Bộ đội "đi chợ hộ", thực địa từng con hẻm để giúp dân ở thành phố Hồ Chí Minh
Nhằm hạn chế việc người dân ra khỏi nhà, từ 0h ngày 23/8, thành phố Hồ Chí Minh chính thức áp dụng các quy định siết chặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, tất cả hoạt động cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân được thực hiện qua phương thức "đi chợ hộ" do các Tổ hậu cần, tổ Covid-19 cộng đồng, các lực lượng tình nguyện, công an, quân đội được tăng cường đảm nhiệm.
Trao thực phẩm tận tay người dân
Trưa 23/8, khoảng 10 chiến sĩ Sư đoàn 5, Quân khu 7 cùng lãnh đạo phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh đã trao túi an sinh xã hội gồm gạo, dầu ăn, nước tương, thịt hộp, sữa, rau củ cho gần trăm hộ dân trên địa bàn.
Lãnh đạo Mặt trận tổ quốc Việt Nam phường 25 cho hay, trong 3 ngày, hơn 1.000 phần quà được trao đến tay người dân khó khăn. Bộ đội mặc đồ bảo hộ đến các khu vực có ca F0 để trao quà hỗ trợ cho người dân đang gặp khó khăn tại đây.
Chiến sĩ Sư đoàn 5, Quân khu 7 chuẩn bị thực phẩm cho người dân. |
Ngoài ra, Hội liên hiệp phụ nữ phường cũng trao các thực phẩm đi chợ hộ cho người dân tại phường.
Nhận túi thực phẩm trên tay, chị Ngô Thị Khánh Ly (25 tuổi) đang ở trọ trong hẻm vui mừng cảm ơn lực lượng quân đội đã hỗ trợ đi chợ cho gia đình.
“Mình làm nhân viên văn phòng, vừa rồi cũng tính về quê Quảng Nam tránh dịch, nhưng được chính quyền vận động ở lại nên mình ở lại luôn. Cứ lo lắng những ngày sắp tới thiếu thực phẩm nhưng hôm nay được trao tận tay, thấy yên tâm vì được các anh bộ đội quan tâm”, chị Ly nói.
Túi an sinh xã hội được lực lượng chiến sĩ trao đến tận tay các hộ dân, các khu vực có F0. |
Bà Nguyễn Thị Trà My, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Phường 25 cho biết lực lượng gồm công an, quân đội, phường… sẽ phát phiếu mua hàng đến từng hộ dân hoặc thông qua tổ trưởng tổ khu phố. Người dân có nhu cầu sẽ đăng ký loại hàng hóa, số lượng… để cơ quan chức năng đi chợ thay, sau đó giao đến cho người dân.
Trong ngày hôm nay, nhiều người dân ở thành phố Hồ Chí Minh cũng chứng kiến cảnh bộ đội đi thị sát từng con hẻm, từng khu phố bị cách li để thực địa công tác tiếp tế thực phẩm thuốc men. Tại một con hẻm ở phường Tân Định, quận 1 một quân nhân cho biết, trong khi chờ hàng tiếp tế được chuyển đến, anh và các đồng đội đã đi thực địa một số địa bàn để nắm tình hình. "Khi hàng hóa đến hay người dân có nhu cầu thực phẩm thì mình đã nắm địa bàn để có thể di chuyển được nhanh nhất", quân nhân này nói.
Quân và dân cùng vượt qua khó khăn
Từ ngày 23/8, người dân tại thành phố Hồ Chí Minh được lực lượng chức năng giúp "đi chợ hộ", từ mô hình đăng ký qua các tổ hỗ trợ ở khu phố cho đến đăng qua mạng rồi theo combo của siêu thị...
Chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên, nhiều người dân, đặc biệt là người dân ở khu cách ly, hẻm trọ có nhu cầu "đi chợ hộ" khá nhiều. Trong khi đó, tại nhiều khu căn hộ ở vùng vàng, vùng xanh... nhu cầu ít hơn khi đã có có hệ thống siêu thị mini còn hoạt động sẽ được giao hàng tận căn hộ.
Anh Nguyễn Hoàng Sang, sống tại Phường 13, quận Tân Bình chia sẻ, nghe thông tin thành phố siết chặt công tác phòng chống dịch Covid-19 anh cũng khá lo lắng về vấn đề thực phẩm. Nhưng sau khi biết thông tin có người “đi chợ hộ” ở các phường nên anh khá an tâm.
Theo anh Sang, chính quyền và các cơ quan truyền thông đại chúng nên hướng dẫn nhiều hơn nữa các thông tin về cách thức tham gia "đi chợ hộ", đặc biệt là ở những vùng người dân còn gặp nhiều khó khăn, người dân vùng đỏ bị cách ly lâu ngày. "Việc thông tin càng cụ thể, càng nhanh chóng sẽ khiến người dân an tâm hơn về vấn đề thực phẩm trong những ngày sắp tới" - anh Sang nói.
Lực lượng chức năng kiểm soát gắt gao giấy đi đường của người dân sáng 23/8. |
Tương tự, chị Ngọc Tiên, sống tại Phường 1, quận Phú Nhuận chia sẻ, khu vực chị sinh sống có rất nhiều F0 đang điều trị tại nhà. Khi nghe thông báo “ai ở đâu ở yên đó”, chị đã đặt trực tuyến một ít thức ăn cho vài ngày tới, nhưng đến hôm nay chị bắt đầu tìm hiểu về các phương thức để đăng ký “đi chợ hộ”.
“Gia đình tôi đã đặt online một ít đồ ăn trong thời gian chờ phường hướng dẫn đăng ký “đi chợ hộ”, nhưng cho khoảng thời gian dài sắp tới thì chắc chắn sẽ phải nhờ cơ quan chức năng. Theo tôi nghĩ các địa phương phường/ xã, khu phố cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa khi có nhu cầu "đi chợ hộ" thì đăng ký với ai, gọi điện, nhắn tin cho đơn vị nào để liên hệ”, chị Ngọc Tiên, nói.
Còn chị Nguyễn Thị Ngọc Quyền, sống tại phường 1, quận Gò Vấp cho biết, khu vực chị sinh sống đã cấm shipper giao hàng từ 23/8, do đó, hình thức “đi chợ hộ” là cách duy nhất để chị có thể mua thực phẩm. “Chủ trọ nơi tôi sinh sống có gửi một danh mục các combo thực phẩm, trong đó chia ra làm các nhóm rau, thịt, thực phẩm khô, gia vị,… giao động mỗi combo có giá từ 120-500 nghìn đồng”, chị Quyền cho biết.
Bộ đội trao thực phẩm cho một hộ dân ở vùng khó khăn do dịch bệnh. Ảnh: Thanh Vũ |
Còn ông Đào Thanh Thoản, ngụ phường An Phú, quận 2 thì cho rằng trong lúc những khó khăn do dịch bệnh đang ở cao trào như lúc này có sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của chính quyền, y bác sỹ, quân đội, công an... mang đến cho người dân thành phố niềm tin chiến thắng dịch bệnh rất lớn. "Tôi nghĩ rằng mỗi người dân hãy cùng gia đình mình trở thành một pháo đài chống dịch, giải tỏa những khó khăn tạm thời để đồng lòng cùng chính quyền trong công tác chống dịch bệnh. Việc đi chợ hộ là một nỗ lực lớn của chính quyền và quân nhân trong những ngày thành phố tăng cường phong tỏa, mỗi gia đình khó khăn ít nên dành sự quan tâm đó cho gia đình khó khăn nhiều hơn...", ông Thoản nói.
Được biết, mỗi người dân khi có nhu cầu “đi chợ hộ” thì liên lạc với các tổ hậu cần địa phương, tổ Covid-19 cộng đồng, các lực lượng tình nguyện tại địa phương như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, tổ dân phố..., công an, quân đội với tần suất 1 lần/tuần, phân phối trực tiếp đến người dân và người dân trả tiền.
Hiện, các siêu thị đang thống nhất với bộ phận mua hàng của các phường, xã, tổ dân phố… về thời gian nhận đặt hàng, thời gian giao hàng, hình thức vận chuyển, danh mục sản phẩm, phương thức thanh toán… để việc phối hợp cung ứng hàng hóa được thuận lợi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57