Bổ sung cơ chế đặc thù cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(LĐTĐ) Đối với dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thường trực Chính phủ yêu cầu cần phải rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư dự án.
Thêm một đôi tầu nhanh chất lượng cao Hà Nội - TP Hồ Chí Minh Đường sắt Bắc Nam ách tắc vì khối đá nặng khoảng 10 tấn

Yêu cầu này được nhấn mạnh trong thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thường trực Chính phủ cho biết, Bộ Chính trị và Trung ương đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với vận tốc thiết kế 350km/h, vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Bổ sung cơ chế đặc thù cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tốc độ thiết kế 350km/h.

Đây là công trình đặc biệt quan trọng đối với phát triển đất nước, góp phần nâng tầm vị thế, cơ đồ của quốc gia trong kỷ nguyên mới nên cần các Bộ, ngành quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để triển khai thực hiện.

Để hoàn thành công tác thẩm định sớm nhất cho việc trình dự án tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 sắp tới, Thường trực Chính phủ yêu cầu tính toán, thiết kế phương án kỹ thuật phù hợp, khả thi, hiệu quả.

Về hướng tuyến phải nghiên cứu thẳng nhất có thể nhằm giảm chi phí, bảo đảm tốc độ khai thác, tạo ra không gian phát triển mới, tiết kiệm chi phí, theo yêu cầu của Thường trực Chính phủ.

Dự án này cần tránh các khu dân cư, đô thị lớn nhưng phải có phương án kết nối phù hợp; thuận tiện để kết nối ngắn nhất đến sân bay, cảng biển lớn; bảo đảm thuận tiện liên kết hành lang Đông - Tây và kết nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Đối với các ga, phải tính toán, xác định diện tích đủ lớn phù hợp, bảo đảm tầm nhìn chiến lược lâu dài để phát triển đầy đủ dịch vụ, hiện đại, khai thác hiệu quả tối đa nguồn lực đất đai và không gian phát triển mới.

Về công năng, Bộ Chính trị đã thống nhất về công năng vận tải hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh.

Đối với tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu thực hiện nâng cấp để vận chuyển hàng hóa, du lịch và hành khách cự ly phù hợp.

Về sơ bộ tổng mức đầu tư, Thường trực Chính phủ yêu cầu phải rà soát kỹ lưỡng suất đầu tư phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước và các yếu tố đặc thù của công trình để tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, đủ tin cậy và thuyết phục; hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư do yếu tố chủ quan khi phê duyệt dự án đầu tư và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công công trình…

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, Thường trực Chính phủ yêu cầu cần phải rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư dự án.

Về tiến độ trình, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thu ý kiến, hoàn thiện Hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định Nhà nước trước ngày 10/10/2024. Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Hội đồng thẩm định Nhà nước, kịp thời tiếp thu, giải trình ý kiến.

Đưa ra mốc thời gian về tiến độ, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định Nhà nước trước 10/10/2024; Hội đồng thẩm định Nhà nước hoàn thành thẩm định trước 18/10 và chậm nhất 20/10 phải có Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (3/12): Giá dầu thế giới ổn định

Giá xăng dầu hôm nay (3/12): Giá dầu thế giới ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (3/12), giá dầu thế giới không biến động nhiều vì hy vọng về nhu cầu mạnh hơn xuất phát từ hoạt động sản xuất nhà máy ở Trung Quốc. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,15 USD/thùng, tăng 0,21%; giá dầu Brent ở mốc 71,9 USD/thùng, tăng 0,08%.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô

Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô

(LĐTĐ) Những mét khối nước thải đầu tiên đã được thu gom về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để các thiết bị chạy vận hành thử nghiệm trong 6 tháng. Với việc nước thải sinh hoạt hai bờ sông Tô Lịch được thu gom đưa về xử lý mang đến kỳ vọng cải thiện môi trường cho các dòng sông đang ô nhiễm nghiêm trọng tại Thủ đô.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hai doanh nghiệp hơn 530 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đã ban hành các quyết định xử phạt hành chính số tiền 395 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia, và phạt tiền 137,5 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I. do các vi phạm về công bố thông tin; không ký kết hợp đồng bằng văn bản khi tiến hành giao dịch với người có liên quan; vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12

Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12

(LĐTĐ) Hướng dẫn mới về xếp lương viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp; tăng chế độ bồi dưỡng cho người rà phá bom mìn... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12 này.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo

Phát huy vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo

(LĐTĐ) Thời gian qua, bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, của Thị ủy - UBND thị xã Sơn Tây, LĐLĐ Thị xã phối hợp với Phòng GD&ĐT Thị xã chỉ đạo các nhà trường và các Công đoàn cơ sở triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, kết quả đánh giá cán bộ giáo viên. Qua công tác phối hợp, vai trò của Công đoàn trong ngành Giáo dục và Đào tạo từng bước được khẳng định.

Tin khác

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân

Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân

(LĐTĐ) Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 91.65% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Vinh danh 23 công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo

Vinh danh 23 công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo

(LĐTĐ) Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo” khu vực miền Bắc được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 29 và 30/11, với sự tham gia của các tỉnh, thành đoàn cụm: Tây Bắc bộ, Đông Bắc bộ, Trung du Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đoàn trực thuộc.
Tách vụ án hình sự đối với bị can là người chưa thành niên

Tách vụ án hình sự đối với bị can là người chưa thành niên

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 30/11, với 461/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,24% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Quốc hội quyết định thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sửa luật để đảm bảo tiền Nhà nước đầu tư đến đâu thì phải quản lý đến đó

Sửa luật để đảm bảo tiền Nhà nước đầu tư đến đâu thì phải quản lý đến đó

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, phải có cơ chế quản lý và theo dõi nguồn vốn tại doanh nghiệp. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng chỉ đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu là tiền Nhà nước đầu tư đến đâu, thì phải quản lý đến đó.
Xem thêm
Phiên bản di động