Bộ Tài chính dự báo bối cảnh tài chính 3 năm tới
Theo Bộ Tài chính, môi trường khu vực, thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; đặc biệt, xung đột Nga - Ukraine kéo dài đã và đang tác động lớn đến triển vọng kinh tế thế giới trong giai đoạn ngắn hạn. Kèm theo đó là diễn biến phức tạp các biến thể Covid-19, lạm phát bùng phát dẫn đến việc điều chỉnh chính sách tiền tệ nhanh hơn ở một số nền kinh tế lớn....
Trong nước, môi trường đầu tư được cải thiện, khiến Việt Nam tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài; mở rộng các hoạt động thương mại, xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng tích cực nhờ các hiệp định thương mại.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt các rủi ro lớn như xung đột Nga - Ukraine kéo dài, bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng có thể làm tăng chi phí vận chuyển, giá cả hàng hóa và gián đoạn “dòng chảy thương mại” sẽ kìm hãm đà phục hồi, đặc biệt là ở các nền kinh tế nhập khẩu hàng hóa.
Bộ Tài chính dự kiến tổng thu cân đối NSNN kế hoạch 3 năm 2023-2025 khoảng 5.178,4 nghìn tỷ đồng (ảnh minh họa: Cao Tiến) |
Mặt khác, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chưa được xử lý hiệu quả; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp; sự phục hồi không đồng đều ở các lĩnh vực và năng lực tiếp cận nền kinh tế số, xã hội số còn hạn chế;...
Vì vậy, Bộ Tài chính đưa ra mục tiêu Kế hoạch tài chính - Ngân sách nhà nước (NSNN) 3 năm 2023-2025. Cụ thể, đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, phát huy sự chủ động của các bộ, ngành, địa phương gắn với huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính; góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025;
Phấn đấu tăng thu NSNN, dành nguồn lực giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, thực hiện cải cách tiền lương; giữ vững an toàn, bền vững nguồn lực tài chính quốc gia; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách.
Bộ Tài chính dự kiến tổng thu cân đối NSNN kế hoạch 3 năm 2023-2025 khoảng 5.178,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với thu NSNN 3 năm 2020-2022. Tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân khoảng 15% GDP, trong đó huy động từ thuế, phí bình quân khoảng 12,7% GDP.
Về chi NSNN: tổng chi cân đối NSNN kế hoạch 3 năm 2023-2025 khoảng 6.473 nghìn tỷ đồng, gấp 1,15 lần chi NSNN 3 năm 2020 - 2022. Về bội chi NSNN, nợ công: dự kiến mức bội chi NSNN trong năm 2023 khoảng 4,42% GDP. Mức bội chi các năm 2024-2025 phấn đấu giảm dần để giữ tỷ lệ bình quân giai đoạn 5 năm theo Kế hoạch tài chính 2021-2025. Nợ công đến năm 2025 khoảng 43-44% GDP, thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép.
Cùng với đó, Bộ Tài chính có một số đề xuất, giải pháp về tài chính. Trước mắt, tcoi trọng công tác phân tích, dự báo, bám sát thực tiễn diễn biến của thị trường, chủ động kịp thời tham mưu các cấp có thẩm quyền các kịch bản ứng phó linh hoạt phù hợp.
Tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường quản lý, điều hành tài chính, ngân sách gắn với các ưu tiên và mục tiêu của nền kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Về trung và dài hạn, tập trung rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán đối với các chủ thể trong nền kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền đi đôi với yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm, công khai, minh bạch. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại nền kinh tế với các cấu phần quan trọng (doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, đầu tư công và đơn vị sự nghiệp công lập…) nhằm huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu ngân sách phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế; rà soát lại các chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế không còn phù hợp, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, khuyến khích cạnh tranh phát triển. Hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật về thuế.
Thực hiện quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính - NSNN gắn với hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Tiếp tục quán triệt nguyên tắc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển; chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ của nền kinh tế.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN, nợ công, quản lý tài sản công, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Đẩy mạnh việc phòng chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Tài chính 24/11/2024 06:17
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47