Bộ trưởng Bộ Công Thương: Duy trì và sử dụng linh hoạt Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là vô cùng quan trọng

(LĐTĐ) Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã điều hành theo đúng quy định của pháp luật, tức là 10 ngày/lần và bám sát giá thế giới. Giá xăng dầu thế giới đã tăng 40-46% so với 2021, nhưng trong nước mới tăng 29%, thấp hơn so với thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn nguồn cung, giá xăng dầu Bộ Công Thương: Tăng hạn mức nhập khẩu xăng dầu để bù đắp thiếu hụt sản xuất trong nước Bình ổn giá cước vận tải tránh việc "ăn theo" giá xăng dầu

Sáng nay (16/3), tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Đầu giờ sáng, đã có 39 đại biểu đăng ký chất vấn.

Có hay không việc "găm hàng" xăng dầu từ tuyến vĩ mô?

Nhóm vấn đề chất vấn với Bộ trưởng Công Thương gồm: Tình hình sản xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng dầu, công tác điều hành giá xăng dầu thời gian qua; việc thực hiện các Nghị quyết, kết luận về chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; giải pháp bảo đảm lưu thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19, nhất là mặt hàng nông sản.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Duy trì và sử dụng linh hoạt Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là vô cùng quan trọng
Toàn cảnh phiên chất vấn tại điểm cầu Nhà Quốc hội (Ảnh: VGP/Việt Bắc)

Chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Bình Định) đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương có giải pháp căn cơ gì để giải quyết tình trạng nguồn cung xăng dầu thiếu hụt, khiến các doanh nghiệp bị lỗ, nhiều cửa hàng treo biển hết xăng chờ tăng giá?

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu thực tế khi hỏi các đại lý xăng dầu trên địa bàn thì được biết do nguồn cung của nhà điều hành ở cấp vĩ mô không đưa xuống, nên đại lý không có hàng để bán. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết có hay không việc "găm hàng" xăng dầu từ tuyến vĩ mô chứ không chỉ đại lý?

Còn đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) nhận định, thời gian qua giá dầu thế giới luôn tăng cao, nguồn cung trong nước bị thiếu hụt do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm sản lượng sản xuất vì gặp khó khăn về tài chính.

Từ đó phụ phí mỗi thùng dầu tăng từ 2 đến 3 lần so với năm 2021, dẫn đến nhiều doanh nghiệp, đầu mối nhập khẩu xăng dầu buộc phải giảm chiết khấu của các đại lý, giá bán của nhiều đại lý có thời điểm không đủ bù chi phí nên có hiện tượng có một số đai lý cửa hàng xăng dầu tư nhân găm hàng, treo biển hết xăng để chờ tăng giá, giá bán lẻ xăng dầu trong nước lên cao nhất trong 8 năm qua ảnh hưởng đến sản xuất, tăng trưởng kinh tế.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp trong tới để bảo đảm lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu trong nước?

Đại biểu Trần Văn Sáu (Đồng Tháp) hỏi: Giá xăng dầu cơ sở trên thị trường thế giới ở kỳ điều hành giá gần đây có biến động khá lớn so với thời điểm đầu năm 2022, cụ thể từ từ 44-60,02%, nên cùng với biến động này, giá tại thị trường trong nước cũng tăng từ 24,91-39,56%. Quá trình điều hành xăng dầu như vậy có gì mâu thuẫn? Thiệt hại này do ai gánh chịu?

Nguồn cung không thiếu

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, giá xăng dầu thế giới tăng đột biến vì đứt gãy nguồn cung tại một số nước có sản lượng lớn, tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine... Thị trường xăng dầu thế giới tăng với biên độ 40-60%.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Duy trì và sử dụng linh hoạt Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là vô cùng quan trọng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn. (Ảnh: VGP/Việt Bắc)

Cùng với đó, nguồn cung trong nước gặp khó khăn do Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn - cung ứng 35% số xăng dầu cả nước, giảm công suất. Ba tháng qua, nhà máy này chỉ sản xuất được tối đa 80% công suất.

Cùng với các giải pháp bình ổn thị trường trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu thực tế, tới giữa tháng 2 vừa qua nguồn cung xăng dầu trong nước đủ đáp ứng tới hết tháng 3. Cụ thể, tháng 2, tổng nguồn cung trong nước có khoảng 3 triệu m3, trong đó nguồn tồn dư là khoảng 1,2 triệu m3.

"Nguồn cung không lúc nào thiếu", Bộ trưởng Công Thương nói và cho biết, Bộ Công Thương đã có kế hoạch, phân giao các doanh nghiệp tăng nhập khẩu lên gấp đôi sản lượng bình thường, 1 triệu m3 trở lên.

Về hoạt động thanh, kiểm tra, Bộ trưởng nêu rõ, công tác kiểm tra ở các địa phương, với sự kết hợp của Tổng cục Quản lý thị trường và Sở Công Thương các địa phương đạt được nhiều kết quả.

Đến thời điểm này, toàn thị trường có 17 nghìn cửa hàng bán lẻ, trong đó lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 16.800 cửa hàng. Cơ quan quản lý đã xử lý các cửa hàng bán lẻ vi phạm, chỉ chiếm rất ít với 211 cửa hàng.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, có nhiều lý do dẫn đến việc nhiều cửa hàng dừng bán, có cửa hàng đóng cửa sửa chữa, có cửa hàng đã báo cáo việc dừng bán, nhưng cũng có những cây xăng cố tình "găm hàng", chờ nâng giá.

"Việc cửa hàng đóng cửa, treo biển không có nguồn cung là có thực, dù chỉ là số ít, do họ nhận xăng dầu từ Nghi Sơn nhưng việc giảm công suất khiến nguồn cung bị thiếu hụt", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Nguồn cung xăng dầu không thiếu, giá hiện thấp hơn giá thế giới!
Đoàn Đại biểu Đồng Tháp (Ảnh chụp qua màn hình)

Duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu là vô cùng quan trọng

Trả lời đại biểu về nguyên nhân giá xăng dầu trong nước có biên độ biến động thấp hơn so với giá cơ sở trên thị trường thế giới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong thời gian qua, Bộ Công Thương cùng với Bộ Tài chính, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, đã sử dụng linh hoạt Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Theo Bộ trưởng, “nếu không trích từ Quỹ này từ 500-1.500 đồng/lít trong một kỳ điều hành thì không thể có giá thấp hơn giá thế giới”, vì "thị trường trong nước và thị trường thế giới như bình thông nhau, để giảm biên độ biến động giá xăng dầu thời gian qua là nhờ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu".

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu là vô cùng quan trọng, nhưng quỹ này có hạn, hiện còn khoảng trên dưới 600 nghìn tỷ đồng, trong khi đó có doanh nghiệp nhập khẩu âm quỹ này rất lớn. "Khi âm quỹ thì phải chấp nhận ghi nợ để sau này khi giá xăng dầu xuống lại tiếp tục trích lập, khi khó khăn phải bỏ ra dùng”, Bộ trưởng khẳng định.

Trong trường hợp Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn nữa, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương và Tài chính đã đề nghị Chính phủ và Chính phủ cũng đã xây dựng dự thảo Nghị quyết đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giảm thuế bảo vệ môi trường.

Còn nếu giá thế giới vẫn tăng cao thì sẽ tiếp tục sử dụng các loại thuế, phí khác. Để kìm giá, giữ chỉ số CPI, đối tượng dễ tổn thương không khó khăn hơn, thì các bộ, ngành, cơ quan hữu quan sẽ đề nghị Chính phủ sử dụng các quỹ an sinh xã hội hỗ trợ từ ngân sách để hỗ trợ đối tượng yếu thế, với doanh nghiệp sử dụng nhiều xăng dầu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã điều hành theo đúng quy định của pháp luật, tức là 10 ngày/lần và bám sát giá thế giới. Giá xăng dầu thế giới đã tăng 40-46% so với 2021, nhưng trong nước mới tăng 29%, thấp hơn so với thế giới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Duy trì và sử dụng linh hoạt Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là vô cùng quan trọng
Các đại biểu họp phiên chất vấn. (Ảnh: VGP/Việt Bắc)

Tăng cường nhập khẩu

Tranh luận với Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho rằng, Bộ trưởng nói nguồn cung không thiếu, chúng ta sẽ tăng cường nhập khẩu. Nguồn cung phụ thuộc vào nước ngoài như vậy thì các nhà máy lọc dầu trong nước có vai trò như thế nào trong việc bình ổn giá xăng dầu, bảo đảm nguồn cung trong nước?

“Bên cạnh Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ trưởng có giải pháp nào căn cơ hơn để quản lý số lượng xăng dầu đưa ra thị trường trong nước, giá cả trên thị trường”, đại biểu hỏi.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam có thời điểm không có nhà máy lọc dầu nào nhưng trong nước vẫn không thiếu xăng dầu, các nước bên cạnh không có nhà máy lọc dầu cũng không thiếu. Trong khi đó, các nước có nhà máy lọc dầu thì cũng không có giá chênh lệch quá xa so với giá thế giới.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu lớn là Bình Sơn và Nghi Sơn. Nhà máy Bình Sơn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư hoạt động ổn định, công suất cung cấp 30-35% tổng lượng xăng dầu trong nước. Nghi Sơn là nhà máy liên doanh với đối tác nước ngoài thì hoạt động không hiệu quả. Về vấn đề nội tại của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chủ yếu là vấn đề tài chính.

Hiện, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tư cách là một bên trong liên doanh, đã báo cáo vấn đề này với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tập đoàn này cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng để yêu cầu hai liên doanh còn lại thực hiện đúng cam kết cung ứng dầu ra thị trường trong nước.

Nguồn nguyên liệu đầu vào của Nghi Sơn là nhập hoàn toàn từ dầu thô của Kuwait, trong bối cảnh biến động giá, việc khan hiếm nguồn cung là không thể tránh. "Khi nào PVN cam kết chắc chắn trước Bộ Công Thương rằng sản lượng lấy từ Nhà máy Nghi Sơn đảm bảo nguồn cung theo kế hoạch thì Bộ Công Thương mới dừng nhập xăng dầu", Bộ trưởng nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Xem thêm
Phiên bản di động