Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Kinh tế tăng trưởng tốt thì sẽ cải cách tiền lương

Chiều 4/11, tiếp tục phiên chất vấn, Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Vấn đề tăng lương cơ sở, lộ trình cải cách chính sách tiền lương, tinh giản biên chế... nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị Đảng, Nhà nước chuẩn bị các điều kiện để thực hiện cải cách tiền lương Đại biểu Quốc hội lo ngại “lương luôn bị rớt lại phía sau trong cuộc đua với giá cả”
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Kinh tế tăng trưởng tốt thì sẽ cải cách tiền lương
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (ảnh: Quốc hội)

Đại biểu Tao Văn Giót (Đoàn Lai Châu) cho biết, một trong những mục tiêu tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi phí thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương. “Đề nghị Bộ trưởng cho biết, trong giai đoạn vừa qua việc tinh giản biên chế có tác động thế nào đến việc thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, để đảm bảo đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức”, đại biểu chất vấn.

Đại biểu Lương Văn Hùng (Đoàn Quảng Ngãi) đề cập việc triển khai xác định vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian vừa qua chưa đồng bộ do thiếu các quy định hướng dẫn về cơ cấu viên chức theo ngạch và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết trách nhiệm và bao giờ khắc phục được hạn chế này để cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27?

Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đoàn Đồng Nai) cho hay, hiện nay có một nghịch lý, đó là Chính phủ đã xây dựng lương tối thiểu theo vùng, thấp nhất là 3.250.000 đồng. Trong khi đó, đội ngũ viên chức làm công tác ở trong các đơn vị hành chính sự nghiệp như văn thư, thủ quỹ, kế toán thì lương của họ theo mức lương cơ bản chưa được 3 triệu, còn thấp hơn lương tối thiểu vùng. Đại biểu chất vấn đâu là giải pháp để giữ chân những người này và để tuyển mới, bởi vì thực chất lương thấp cũng là nguyên nhân không tuyển được những nhân viên ở các khu vực này.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Kinh tế tăng trưởng tốt thì sẽ cải cách tiền lương
Các đại biểu nghe trả lời chất vấn. (ảnh: Quốc hội)

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tiền lương tối thiểu vùng hiện nay, đối vùng 1 là 4.680.000 đồng, vùng 2 là 4.160.000 đồng, vùng 3 là 4.640.000 đồng và vùng 4 là 3.250.000 đồng. Lương nhân viên và kể cả phụ cấp công vụ 25% thì chỉ có 3.464.000 đồng, thấp hơn lương tối thiểu vùng, đúng như đại biểu đã phản ánh.

“Về giải pháp, họp Quốc hội lần này chúng ta đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng, tăng lên 20,8%. Sau khi thực hiện điều chỉnh lương này, nếu điều kiện đất nước của chúng ta, điều kiện kinh tế năm 2023 và những năm tới ổn định tốt, tăng trưởng tốt thì sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương thì sẽ đảm bảo cao hơn lương tối thiểu vùng, sẽ thuận lợi cho tất cả các đối tượng một cách rất công bằng, hài hòa và hợp lý”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết.

Trả lời câu hỏi về tinh giản biên chế vừa qua đã tác động đối với cải cách tiền lương như thế nào, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, suốt thời gian vừa qua sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giảm tổ chức hành chính, giảm một loạt các đơn vị sự nghiệp, cơ cấu lại, giảm biên chế, giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước với mục tiêu cải cách hệ thống tổ chức bộ máy, cải cách lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

“Có thể nói việc này đã tác động rất lớn, chúng ta có điều kiện để nâng lương cho đội ngũ. Chỉ tính từ năm 2019 cho đến nay, đã tiết kiệm được trên 25.600 tỷ đồng. Đây là nguồn để đưa vào làm lương. Cho nên mối quan hệ giữa việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn biên chế tác động rất rõ để tạo ra được nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương”, lời Bộ trưởng.

Tới đây, tiếp tục phải thực hiện việc này để có thêm nguồn lực, cơ cấu lại đội ngũ gọn hơn, đầu mối của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, cũng như các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn hơn.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đây là một sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, một sự nỗ lực vượt bậc, bởi vì chưa bao giờ sắp xếp tổ chức, bộ máy và giảm biên chế được như vậy, với việc giảm được 10,01% biên chế công chức, giảm được 11,67% biên chế viên chức, góp phần rất quan trọng vào việc tinh gọn được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giảm được số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Kinh tế tăng trưởng tốt thì sẽ cải cách tiền lương
Toàn cảnh phiên họp. (ảnh: Quốc hội)

Báo cáo các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn, Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 107/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương.

Ngay từ cuối năm 2018, Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan xây dựng 6 nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, gắn với lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các giải pháp tài chính tạo nguồn cho cải cách tiền lương.

Đồng thời, xây dựng dự thảo Nghị định và 12 Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương mới để triển khai thực hiện từ năm 2021 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, do tác động bất lợi của nhiều yếu tố, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 làm cho nền kinh tế và ngân sách nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, tại Hội nghị 13 khóa XII (tháng 10/2020) và Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII (tháng 10/2021) đã xem xét, quyết định lùi thời điểm thực hiện chính sách tiền lương.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Hướng dẫn các điểm đỗ xe phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hướng dẫn các điểm đỗ xe phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có hướng dẫn giao thông, vị trí các bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhân dân, khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Cụm Di tích lịch sử văn hóa Ba Đình.
“Sinh lời trúng lớn” cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng lên đến 250 tỷ đồng

“Sinh lời trúng lớn” cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng lên đến 250 tỷ đồng

Từ ngày 21/4 đến hết ngày 5/10, Techcombank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất từ trước đến nay “Sinh lời trúng lớn - Lời đầy túi, quà đầy tay”...
Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Với tinh thần quyết tâm và nỗ lực tập luyện, tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm tiếp tục giữ vững ngôi vương khi liên tiếp 2 năm liền giành chức vô địch.
Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Ngày 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải. Giải bóng khép lại với nhiều dư âm đẹp, đội bóng đến từ Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm giành ngôi vô địch mùa giải 2025.
Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Lúc 14h00 hôm nay (22/4), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 122 - 124 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 6 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là mức đỉnh mới mà doanh nghiệp này niêm yết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Ngày 22/4, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tài chính năm 2025.

Tin khác

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Hơn 3,3 triệu người trong toàn quốc sẽ nhận được lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của kỳ tháng 5/2025 từ ngày 25/4 đến 28/4/2025, sớm hơn so với thường lệ.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Nhân kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2025), sáng 22/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội).
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 313-KH/TU về tuyên truyền thực hiện Kết luận số 137-KL/TƯ ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động