Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn về giải pháp thực hiện cải cách tiền lương
6 vấn đề mới trong cải cách tiền lương
Ngày 7/11, Quốc hội tiếp tục dành cả ngày để chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.
Vấn đề cải cách tiền lương, xây dựng vị trí việc làm, xếp lương cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học... được nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn tỉnh Đắk Nông) cho biết, vấn đề tiền lương đã và đang được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm công ăn lương hết sức quan tâm. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, toàn diện theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương?
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn tỉnh Đắk Nông) chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Cho rằng việc xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nói chung và trong cơ quan tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp nói riêng rất quan trọng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện, đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn tỉnh Đắk Nông) đề nghị Bộ trưởng cho biết, giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong thời gian tới?
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, về nội dung mới trong cải cách chính sách tiền lương lần này, Nghị quyết 27 nêu rất rõ có 6 vấn đề mới: Một là xây dựng một hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm, theo chức danh, chức vụ lãnh đạo.
Thứ hai là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp.
Thứ ba là mở rộng quan hệ tiền lương. Thứ tư là cơ cấu lại giữa lương cơ bản 70%, phụ cấp 30% và thêm 10% nữa để cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp thưởng.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương nói riêng cũng như vị trí việc làm để quản lý, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, cũng là để thực hiện việc xác định chức nghiệp công vụ là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.
“Đến thời điểm này đã hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm. Đối với cơ quan, tổ chức hành chính có 866 vị trí; đơn vị sự nghiệp là 615 vị trí và cán bộ, công chức cấp xã 17 vị trí. Đặc biệt, trong các chức danh, vị trí lãnh đạo thì đến nay đã có Kết luận số 35 của Bộ Chính trị. Tổng số lượng chức danh, chức vụ lãnh đạo là 232 vị trí từ Trung ương đến cấp xã. Có thể nói chúng ta đã làm được bước đầu”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, từ năm 2016 đến nay, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế của Bộ Chính trị thì cơ bản, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm. Tuy nhiên, chưa hoàn thiện và chưa đảm bảo thật đầy đủ, khoa học và căn cơ.
Các đại biểu tại phiên chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Vừa qua, thực hiện Nghị định số 62 cũng như Nghị định 106 của Chính phủ, hiện nay còn 2 bộ, 1-2 ngày nữa thì 2 bộ này sẽ hoàn thành nội dung này để đảm bảo triển khai một cách đồng bộ, toàn diện trong hệ thống hành chính nhà nước. Tuy nhiên, đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, Bộ Nội vụ đề nghị Ban Tổ chức có chỉ đạo để đảm bảo được đồng bộ trong cả hệ thống trị.
Đối với các cơ quan Quốc hội thì Ban Công tác đại biểu sẽ triển khai việc này để toàn bộ nội dung liên quan đến việc xây dựng vị trí việc làm, thực hiện việc trả lương theo vị trí việc làm, đáp ứng được tinh thần triển khai cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
“Chúng tôi đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương để chúng ta triển khai kịp thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Mặt khác, chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế để tổ chức một cuộc họp triển khai đồng bộ vấn đề này, đảm bảo thống nhất đồng bộ nhất quán”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ cũng sẽ tham mưu với Chính phủ để tham mưu cho Ban Chỉ đạo về vị trí việc làm trong hệ thống hành chính nhà nước, triển khai kịp thời trong thời gian tới để các địa phương, các bộ, ngành hoàn tất được vị trí việc làm trong thời gian sớm nhất để có thể thực hiện được lộ trình cải cách tiền lương mà Quốc hội sẽ quyết định trong kỳ họp này.
Cần quan tâm chất lượng của vị trí việc làm
Tranh luận với Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên quan đến vị trí việc làm, đại biểu Đồng Ngọc Ba (Đoàn tỉnh Bình Định) cho rằng, những giải trình của Bộ trưởng đối với các câu hỏi của đại biểu Quốc hội mới chỉ nói về vấn đề là tiến độ thực hiện vị trí việc làm. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là chất lượng của vị trí việc làm mà các cơ quan, đơn vị chưa hoàn thành.
Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Đoàn tỉnh Bình Định). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu cho rằng, theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống vị trí việc làm cơ bản là chưa đảm bảo chất lượng. Cho nên dẫn đến là khi tinh giảm biên chế thì không đảm bảo là nâng cao về chất lượng của bộ máy. Cái gốc gác của việc xác định vị trí việc làm là phải xác định được chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc đó. Đặc biệt là phải có phương pháp đo lường được thời gian cần phải có để hoàn thành được nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Theo đại biểu Đồng Ngọc Ba, hiện nay, cách thức chúng ta làm thể hiện trong Nghị định 62 cũng như Nghị định 106 chưa rõ ràng về cơ sở nào để xác định biên chế. Nếu vị trí việc làm không phù hợp, không thể xác định biên chế phù hợp được và tạo tiền đề cho cải cách tiền lương cũng không không đảm bảo.
Đại biểu Đồng Ngọc Ba đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ rà soát, đánh giá những cơ quan, đơn vị đã có hệ thống vị trí việc làm được phê duyệt và rà soát kỹ Nghị định 62 và Nghị định 106 để quy định phù hợp, nếu chưa thấy yên tâm về chất lượng của hệ thống vị trí việc làm thì chưa thực hiện được cải cách tiền lương. “Tôi thấy rằng hiện nay hệ thống vị trí việc làm đã được phê duyệt là chưa đảm bảo chất lượng, cơ bản là như vậy’, đại biểu nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43