Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Qua hai phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, có 117 ý kiến tham gia góp ý vào dự án Luật. Trong đó, các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).
Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Thống nhất xây dựng các cơ chế đặc thù cho Thủ đô

Phát biểu giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, qua nghiên cứu sơ bộ các ý kiến của đại biểu cho thấy, các ý kiến đều thống nhất là Luật Thủ đô (sửa đổi) có cơ sở chính trị pháp lý và thực tiễn rất rõ ràng và có tính thuyết phục; thống nhất là xây dựng các cơ chế đặc thù cho Thủ đô, ở đây là cho Thủ đô cả nước chứ không phải riêng cho thành phố Hà Nội.

“Nếu như chúng ta xây dựng được các cơ chế để cho Thủ đô phát triển thì Thủ đô sẽ tiếp tục làm đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, văn hóa… cho cả nước. Đấy là những điểm hết sức cơ bản mà chúng ta thống nhất”, Bộ trưởng Lê Thành Long nói.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình một số nội dung đại biểu nêu tại phiên thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Theo Bộ trưởng, các đại biểu cơ bản nhất trí với các chính sách đặc thù đã thiết kế ở trong dự thảo Luật lần này. Tuy nhiên, các ý kiến đề nghị làm rõ thêm một số chính sách, mở rộng phạm vi về đặc thù, điều chỉnh về vị trí, bố cục của một số điều khoản, thậm chí là chương, thiết kế một số vấn đề cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi. Trong đó có vấn đề về thử nghiệm có kiểm soát TOD, nhà ở, quy hoạch, quản lý đô thị, trọng dụng nhân tài, BOT, BT, văn hóa, thêm các “khóa” để kiểm soát quyền lực khi chúng ta phân cấp, phân quyền.

Về tổ chức bộ máy và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, dự thảo Luật quy định không tổ chức Hội đồng nhân dân phường. Vì, Hà Nội đã có sơ kết, đánh giá rất kỹ Nghị quyết 97 và thống nhất nhận thức tiếp tục thực hiện cơ chế này, khi luật hóa nó thì phát huy hiệu quả, hiệu lực và đảm bảo vận hành tốt.

Đồng thời, thiết kế trên cơ sở thực tế khi tăng cường phân cấp, phân quyền thì Hội đồng nhân dân của cấp quận được giao thêm khá nhiều nhiệm vụ, những việc giao thêm như vậy cần thiết phải có một cấp Hội đồng nhân dân.

Về vấn đề số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và cấp phó của Hội đồng, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, số liệu cũng có thể chưa đầy đủ, theo đó tốc độ gia tăng dân số cơ học hằng năm ở Hà Nội là 1,4%. Với 95 đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố hiện nay chia bình quân ra thì 105.000 người dân mới có 1 đại biểu, thấp hơn bình quân của cả nước là 26.500 người dân/1 đại biểu.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, tại Hà Nội,105.000 người dân mới có 1 đại biểu Hội đồng nhân dân, thấp hơn bình quân của cả nước là 26.500 người dân/1 đại biểu. Ảnh: Hoàng Phúc

Như vậy, có thể thấp hơn đến 3/4 và số lượng người làm việc tại Hà Nội qua lại tầm khoảng 10 triệu. Ngoài ra, các nhiệm vụ, quyền hạn giao bổ sung cho Hội đồng thì có 38 và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 110 nhiệm vụ, quyền hạn nếu như Quốc hội thông qua Luật Thủ đô này. Như vậy, số lượng nhiệm vụ thực tế cũng rất lớn.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lý giải là muốn có sự tương đồng trong tổ chức hệ thống chính trị. Hiện nay Thành ủy Hà Nội có 4 Phó Bí thư, như vậy nhiều hơn 1 Phó Bí thư, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, nhiều hơn so với bình quân chung của cả nước. Hà Nội có 6 Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân, như vậy là nhiều hơn bình quân chung của cả nước. Bây giờ thiết kế để cho đồng bộ hóa trong hệ thống chính trị Hội đồng nhân dân với các việc được giao thêm.

Không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, tổ chức có liên quan

Trên cơ sở đề xuất của thành phố Hà Nội, dự thảo Luật quy định cho phép áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bằng việc ngừng cung cấp dịch vụ (như điện, nước) tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở, phòng cháy, chữa cháy; quy định cụ thể về các trường hợp trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đó và giao Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định cụ thể hành vi vi phạm trên cơ sở Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy và thủ tục áp dụng.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Một góc Thủ đô nhìn từ trên cao.

Về đề xuất này, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, đúng là vấn đề này khác với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành và vượt luật, tương đối đặc thù. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, thứ nhất, đây là biện pháp ngăn chặn, không phải là biện pháp xử lý. Hai là, khu trú các địa điểm, tức là tại công trình, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm và cũng khu trú tương đối kỹ lĩnh vực đấy là đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.

Trên thực tế, theo Bộ trưởng, trong giai đoạn 2008 - 2018 chúng ta thực hiện Nghị định 180 có áp dụng một số biện pháp ngăn chặn. Theo như tổng kết của Hà Nội, những biện pháp chúng ta quy định ở trong nghị định này phát huy tác dụng, hiệu quả.

Theo đề nghị của thành phố Hà Nội, trường hợp Quốc hội tiếp tục cho phép, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục hoàn thiện đảm bảo quy trình, điều kiện, thẩm quyền và người áp dụng chặt chẽ, để đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân, tổ chức có liên quan.

Liên quan đến áp dụng Luật Thủ đô, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, những quy định dự kiến ở trong Điều 4 cho đến bây giờ so sánh thấy tương đối khả thi.

“Chúng tôi có so sánh với một số điểm khác đi trong áp dụng pháp luật, trong Luật Dầu khí, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị quyết 98 cho thành phố Hồ Chí Minh, thấy rằng nếu thiết kế như thế này thì Hà Nội, các cơ quan chủ trì soạn thảo, Chính phủ, nhìn chung là các cơ quan trong hệ thống chính trị thêm nhiệm vụ, phải theo dõi rất sát trong quá trình áp dụng, triển khai Luật Thủ đô như thế nào và các luật sắp tới xảy ra như thế nào.

Làm việc này hơi nhọc nhằn hơn một chút nhưng nếu làm được, làm tốt thì xem như là một quá trình theo dõi thi hành Luật Thủ đô và sẽ không có những vướng mắc, bớt đi các vướng mắc ở trên thực tế”, Bộ trưởng nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Inter vs Milan: Derby rực lửa, quyết đấu vì chung kết Coppa Italia

Nhận định Inter vs Milan: Derby rực lửa, quyết đấu vì chung kết Coppa Italia

Trận đấu giữa Inter vs Milan sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 24/4 ở bán kết lượt về Coppa Italia 2024/25. Trận bán kết lượt về hứa hẹn sẽ là màn thư hùng nảy lửa, nơi không chỉ danh dự thành Milan bị đặt lên bàn cân, mà còn là cơ hội tiến gần hơn tới chiếc cúp danh giá đầu tiên trong mùa giải.
Nhận định Getafe vs Real Madrid: Thử thách trước ngưỡng cửa danh hiệu

Nhận định Getafe vs Real Madrid: Thử thách trước ngưỡng cửa danh hiệu

Trận đấu giữa Getafe vs Real Madrid trong khuôn khổ vòng 33 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h30 ngày 24/4. Với sự chênh lệch về đẳng cấp, động lực và lịch sử đối đầu, Real Madrid rõ ràng được đánh giá cao hơn hẳn Getafe.
Giá vàng thế giới giảm mạnh sau nhiều ngày tăng sốc

Giá vàng thế giới giảm mạnh sau nhiều ngày tăng sốc

Sau khi liên tục tăng sốc và lập những đỉnh cao mới, giá vàng thế giới sáng nay "quay xe" giảm mạnh, bỏ xa mốc 3.400 và 3.500 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay (23/4): Vàng trong nước vẫn neo ở mức cao

Giá vàng hôm nay (23/4): Vàng trong nước vẫn neo ở mức cao

Giá vàng hôm nay (23/4): Dù giá vàng trong nước vẫn đang neo ở ngưỡng rất cao, nhiều chuyên gia cho rằng kim loại quý còn dư địa tăng thêm.
“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.

Tin khác

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Xem thêm
Phiên bản di động