Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XV, sáng 4/6, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp cho các vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn và đảm bảo an ninh nguồn nước.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) nêu câu hỏi chất vấn. |
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết giải pháp trong việc thực hiện để người dân đồng bằng sông Cửu Long yên tâm có nước ngọt.
Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Thu Phước (Đoàn tỉnh Kon Tum) cho rằng, tình trạng hạn hán trong nhiều năm tới sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp, và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ giải pháp cho vấn đề này.
Đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn tỉnh Đắk Nông) cũng cho rằng, với việc gia tăng tình trạng hạn hán, suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn ở Việt Nam, vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước cho sinh hoạt, đặc biệt là vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo là thách thức lớn. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước cho sinh hoạt trong thời gian tới.
Đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn tỉnh Đắk Nông) nêu câu hỏi chất vấn. |
Về các câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh khẳng định, biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đến Việt Nam.
“Nước ta là 1 trong 6 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề về biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đó cũng tác động đến nguồn nước, nên chúng ta phải có những giải pháp sớm để đảm bảo được an ninh nguồn nước. Việc đảm bảo an ninh nguồn nước thì đầu tiên chúng ta phải đảm bảo được nguồn nước nội sinh. Theo đó, chúng ta phải tiếp tục bảo vệ rừng, trồng thêm rừng và sử dụng hiệu quả nguồn nước”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu rõ.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng, phải chủ động thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách triển khai hiệu quả Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và hoàn thành các quy hoạch khu vực sông, điều hòa điều phối nước hợp lý; đảm bảo sử dụng tối ưu nước, dự báo, cảnh báo sớm cho người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương để phòng chống hạn hán.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. |
Tham gia trả lời về giải pháp cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ với những khó khăn của người dân ở khu vực này.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho biết, tình trạng sạt lở đang diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có chuyến thị sát và giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình đề án tổng thể về vấn đề này, dự kiến đến tháng 9 tới, Bộ sẽ trình đề án, trong đó tiếp cận một cách tổng thể hơn, chiến lược hơn về vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức diễn đàn do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, gặp gỡ lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nghe thêm ý kiến của chuyên gia về vấn đề này.
Các đại biểu dự phiên chất vấn. |
Về tài nguyên nước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, trên thế giới đang đánh giá chúng ta đang ở trong kỷ nguyên khô hạn mang tính chất toàn cầu, trong đó Việt Nam lại là quốc gia bị tổn thương nhất.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, tiếp cận vấn đề nước chúng ta phải tiếp cận ba chủ thể: Số lượng nước, chất lượng nước và cách thức chúng ta sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, cách thức sử dụng nguồn nước sẽ tác động tới số lượng nước và chất lượng nước.
“Chúng ta chưa bao giờ xem nước là tài nguyên, xem nước là vô hạn, nhưng đứng trước thách thức biến đổi khí hậu, cách thức chúng ta khai thác, sử dụng, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận với nguồn nước. Chúng ta cũng cần có “tuyên ngôn” với bà con nông dân cả nước rằng, chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, do vậy, cần có cách tiếp cận ngắn hạn, vừa dài hạn, vừa có chiến lược tổng thể để chuyển đổi trạng thái nông nghiệp, từ tưới tràn, tưới xả sang tưới nhỏ giọt…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. |
Nhấn mạnh, tiết kiệm nước còn liên quan đến phát thải khí nhà kính, trong đó Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm nước hơn sẽ làm giảm phát thải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn Quốc hội ủng hộ Đề án đã được Chính phủ phê duyệt.
Về các giải pháp trước mắt hạn chế xâm nhập mặn, trữ ngọt, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề nghị Chính phủ ưu tiên đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các công trình có độ phủ rộng, nhiều người dân hưởng lợi.
Về hồ chứa, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, các địa phương cần phải xem xét thận trọng, bởi không phải dễ để sử dụng diện tích lớn làm hồ trữ nước của một địa phương để phục vụ cho địa phương khác, nhất là địa hình bằng phẳng, không có độ dốc.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương nên tham khảo kinh nghiệm của tỉnh Trà Vinh trong tiếp cận nguồn nước, các giải pháp tiết kiệm nước, ngăn chặn xâm nhập mặn.
Quang cảnh phiên chất vấn. |
Về hồ thủy lợi, theo phân cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trực tiếp quản lý 5 hồ lớn và 25 hồ liên quan nhiều tỉnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp cho các địa phương quản lý. Đến thời điểm này, các hồ an toàn, đang được thường xuyên theo dõi, quản lý. Đối với 900 hồ lớn, vừa, nhỏ đã phân cấp các địa phương quản lý, nguồn lực đầu tư theo luật ngân sách của địa phương.
Tuy nhiên, đối với một số địa phương nguồn lực hạn chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ có giải pháp cụ thể hơn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, đề xuất duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn hồ đập do địa phương quản lý…
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng gợi ý về việc các địa phương có thể khai thác nguồn lợi từ cảnh quan, du lịch ở các khu vực hồ chứa, đa dạng hóa nguồn thu, đa dạng hóa sinh kế cho người dân trong khu vực.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Tin khác
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32
Mở rộng đối tượng được vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài
Sự kiện 14/12/2024 20:07