Bộ Tư pháp thông tin về giới hạn tuổi hành nghề với công chứng viên
Làm rõ dấu hiệu hình sự vụ nữ công chứng viên bị hành hung tại trụ sở Kịp thời thanh tra, kiểm tra hoạt động công chứng, đấu giá tài sản thi hành án |
Chiều 12/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2024. Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) Lê Xuân Hồng đã thông tin về một số chính sách cơ bản trong dự án Luật Công chứng (sửa đổi).
Trong đó, điểm mới đáng chú ý là dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) giới hạn độ tuổi của công chứng viên là không quá 70 tuổi và bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng, trong khi Luật Công chứng hiện hành không quy định giới hạn độ tuổi.
Nhằm bảo đảm tính ổn định của hoạt động công chứng, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định chuyển tiếp đối với công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề công chứng tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành, thì được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa là 2 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Quy định này được lý giải nhằm tránh tình trạng giảm đột ngột số lượng công chứng viên hành nghề, bảo đảm có thời gian chuyển tiếp để bổ nhiệm công chứng viên thay thế số lượng công chứng viên trên 70 tuổi thôi hành nghề.
Trả lời báo chí tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng cho hay, công việc công chứng đòi hỏi năng lực trí tuệ, trí lực, công chứng viên cần đảm bảo điều kiện về sức khỏe và sự minh mẫn.
Ông Lê Xuân Hồng trả lời báo chí. |
Việc quy định giới hạn tuổi nhằm đảm bảo sức khỏe để đảm nhiệm công việc, bởi công chứng viên không phải nghề kinh doanh tự do, mà là dịch vụ công được Nhà nước ủy nhiệm.
Theo ông Lê Xuân Hồng, quy định giới hạn tuổi hành nghề công chứng cũng nhằm phù hợp với quy định về tuổi của người lao động. Theo số liệu Tổng cục Thống kê thì tuổi thọ trung bình người Việt Nam trên dưới 73 tuổi.
Các công chứng viên làm việc tại các Phòng công chứng Nhà nước thì nữ 60 tuổi, nam 62 tuổi sẽ nghỉ hưu theo quy định. Vì vậy, công chứng viên ở các Văn phòng công chứng hành nghề tối đa 70 tuổi cũng là phù hợp. Theo thống kê, ông Hồng cho biết, các công chứng viên hành nghề hiện nay từ 70 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa đến 10% và số này ký văn bản cũng ít hơn giới trẻ.
“Giới hạn 70 tuổi cũng là thông lệ quốc tế nhiều nước áp dụng”, Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng thông tin.
“Công chứng là dịch vụ công cơ bản, không phải hoạt động kinh doanh bình thường, nên dù xã hội hóa nhưng vẫn phải tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng công chứng viên. Bản chất của công chứng là dịch vụ công, nên Luật hiện hành và dự thảo sửa đổi đều phải tăng cường quản lý.
Đầu tháng 4/2024, tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với Dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Thẩm tra sơ bộ dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với việc bổ sung quy định về giới hạn độ tuổi bổ nhiệm công chứng viên như quy định của dự thảo Luật.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, công chứng viên cao tuổi có nhiều kiến thức và kỹ năng hành nghề công chứng, nếu dự thảo Luật giới hạn cứng nhắc độ tuổi hành nghề sẽ gây lãng phí xã hội. Ý kiến này đề nghị không giới hạn độ tuổi hành nghề của công chứng viên, mà nên quy định điều kiện bảo đảm sức khỏe...
Liên quan đến quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng, ông Lê Xuân Hồng thông tin, Chính phủ phải có định hướng để phát triển nghề công chứng; các bộ, ngành có thể đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn; các địa phương xây dựng đề án quản lý, phát triển nghề công chứng. Đồng thời, tăng cường tính tự quản của Hiệp hội Công chứng viên.
Theo Kết luận phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Công chứng, về nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, cần thể hiện rõ công chứng vừa là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, vừa là nghề bổ trợ tư pháp và thuộc dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu. Do đó, tuy Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã bị bãi bỏ theo Luật Quy hoạch, nhưng cần nghiên cứu, quy định trong dự thảo Luật biện pháp quản lý khác để thay thế quy hoạch, đáp ứng yêu cầu thực tiễn...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40