Bộ Tư pháp thông tin về vấn đề bỏ cọc sau khi trúng đấu giá biển đẹp
Ngày 15/9, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam đã tổ chức đấu giá biển số xe ô tô với 11 “biển đẹp” và tổng số tiền được khách hàng trả giá là hơn 82 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi trúng đấu giá, có 6 biển số được trả giá tiền tỷ đã không được khách hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong thời gian quy định. Do đó, kết quả trúng đấu giá này đã bị hủy, 6 biển số tiếp tục được đưa ra đấu giá lại…
Bà Đặng Kim Hoa cho rằng, bản chất hoạt động đấu giá là tối đa giá trị tài sản, về nguyên tắc nếu tài sản được trả giá càng cao thì càng được coi là đấu giá thành công. Về việc đấu giá biển số xe ô tô, đã có Nghị quyết 73 của Quốc hội, trong đó đã quy định tiền đặt trước khi tham gia đấu giá bằng giá khởi điểm là 40 triệu đồng, mức tiền đặt trước cũng tương đối cao để hạn chế bỏ cọc.
Bà Đặng Kim Hoa - Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp trả lời báo chí. Ảnh: Trần Vương |
Để hạn chế bỏ cọc, Luật Đấu giá tài sản đã có chế tài ràng buộc trách nhiệm của người tham gia đấu giá như không được nhận lại khoản tiền đặt trước hay bị truất quyền tham gia đấu giá nếu vi phạm nghĩa vụ của người tham gia, hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính…
Nghị quyết 73 của Quốc hội cũng quy định số tiền đặt trước sẽ không được hoàn trả lại nếu không nộp đủ tiền đấu giá, số tiền đặt trước này sẽ đưa vào ngân sách, còn biển số xe đã trúng đấu giá đó sẽ tiếp tục được đưa ra đấu giá. “Như vậy, pháp luật đã quy định chế tài tương đối nghiêm khắc, đầy đủ”, bà Hoa nói.
Thời gian tới, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp tháng 10 tới. Trong đó, sẽ sửa đổi các nội dung nhằm tăng vai trò trách nhiệm của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá, và các cơ quan tổ chức liên quan để các cuộc đấu giá được tổ chức công khai, minh bạch, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.
Cũng tại cuộc họp, liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Bất động sản Nhật Nam, bà Đặng Kim Hoa cho biết, ngoài tỉnh Lâm Đồng, Bộ Tư pháp đã nhận được văn bản trao đổi của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đề nghị ngăn chặn một số giao dịch.
Cục Bổ trợ tư pháp đã có công văn đề nghị các Sở Tư pháp các địa phương chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thực hiện rà soát các Cơ sở dữ liệu công chứng tại các địa phương để có phản hồi cho Cơ quan điều tra, phối hợp với Cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn các giao dịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31