Buồn, vui đón Tết xứ người
Chủ tịch nước thăm, chúc Tết công nhân xa nhà tại TPHCM |
Ủ đào chơi Tết
Đó là cách mà những người đi làm ăn, công tác tại Hàn Quốc thường làm vào mỗi độ Tết đang cận kề. Anh Hoàng Mạnh Cường (30 tuổi, quê ở thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) hiện làm công nhân trong Nhà máy sản xuất đá ở huyện Dea Duck Gu, TP.Dea Jeon (Hàn Quốc) - người đã 6 năm không được đón Tết cùng gia đình với biết bao kỷ niệm.
Lao động Việt Nam cùng nhau gói bánh chưng đón Tết ở nước ngoài. |
“Ở nơi tôi làm việc, có nhiều người Việt, dù Tết của người Hàn không trùng với mình, nhưng chúng tôi vẫn được nghỉ 2 ngày. Ngày Tết, chúng tôi thường tụ tập để cùng làm cỗ, đủ bánh chưng, thịt đông đến mâm ngũ quả, cùng lì xì nhau. Nhưng có lẽ, giao thừa là khoảnh khắc để lại nhiều cảm xúc nhất với chúng tôi. Đó là cảnh mỗi người ngồi mỗi góc. Người ôm máy tính chát chít. Người ôm điện thoại gọi cho gia đình, người thân nói chuyện. Tùy mỗi cảm xúc, có người cười, người khóc” – anh Cường chia sẻ.
Hoàng Mạnh Cường. |
Cũng theo anh Cường, thì dù bây giờ công nghệ đã phát triển, việc liên lạc với gia đình đơn giản, nhưng mỗi khi Tết đến, anh lại nhớ người thân đến chảy nước mắt. Do đó, để khỏa lấp nỗi nhớ nhung, buồn tủi ở nơi đất khách, người Việt ở đây luôn lo sắm đồ ăn Tết cho thật ấm cúng, với đủ những nét đặc trưng của cái Tết quê nhà. Đồ ăn thì có sẵn, chỉ có đào khó kiếm, bởi lẽ ở đây thời tiết rất lạnh, đào không thể nảy lộc, đơm hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán của mình. Chính vì vậy, mọi người ở đây đã nghĩ ra cách ủ đào, kích hoa nở vào đúng dịp.
Cường chia sẻ, việc ủ đào nở hoa rất khó và cầu kỳ. Trước Tết 2 – 3 tháng, mọi người đã phải cho cây đào vào nhà kính đóng kín, sau đó bật điện suốt ngày đêm, rồi lựa thời gian để tuốt lá, thường xuyên theo dõi sự phát triển, nảy nụ, ra hoa để điều chỉnh.
“Nghe mọi người rộn ràng, đến Tết, em lại khóc”
Đó là chia sẻ của bạn Lê Thị Lợi (26 tuổi, trú tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh - Hà Nội hiện là tu nghiệp sinh tại tỉnh Aichi (Nhật Bản). Đây là năm đầu tiên Lợi đón Tết xa nhà. Là con gái lớn trong nhà, chưa chồng con, muốn kinh tế được ổn định, nên Lợi quyết định đi tu nghiệp sinh vài năm. “Năm nào cũng vậy, những ngày này, em lại cùng bố mẹ đi sắm Tết. Dọn dẹp nhà cửa, lau đồ thờ, mua hoa về chơi Tết tuy vất vả, nhưng thật ấm cúng. Đặc biệt, vào đêm giao thừa, em luôn được bố mẹ lì xì, chúc sức khỏe, may mắn trong năm tới. Nay ở bên này, cứ đọc được thông tin, hoặc ai đó nhắc đến Tết, là nước mắt em lại rơi” - Lợi tâm sự.
Nguyễn Giáng Tiên (bên phải) |
Lợi đã có người yêu được vài năm nay. Hồi ở bên nhà, hai người sống ở gần nhau, nên năm nào cũng vậy, sau khi đi chúc Tết họ hàng, bạn bè xong, họ lại rủ nhau đi chơi, đi chùa cầu phúc. Những món quà mà người yêu em mua cho dù chỉ đơn giản là quả bóng bay, que kem hay chiếc khánh ở chùa làm lộc, nhưng em vẫn thấy vui vẻ, hạnh phúc. Năm nay là năm đầu tiên em đón Tết xa nhà. May mắn chỗ em ở cũng có nhiều người Việt và đa phần chạc tuổi em, nên mọi người cũng vui vẻ, thường rủ nhau đi chơi. “Tết này, chúng em chỉ được nghỉ một ngày, nên sẽ đi mua đồ về cùng nhau liên hoan. Chỗ em không mua được hoa đào, nhưng theo như các anh chị người Việt ở đây, thì mọi người sẽ tự tay mình làm những cành đào, cành mai giả để ngắm cho đỡ nhớ nhà, nhớ quê” – Lợi kể.
Người Việt ở Châu Phi đón Tết
Lê Thị Lợi |
“Tôi đi làm cho Tập đoàn Viettel ở tỉnh Kilimanjaro (Cộng hòa Tanzania bên Châu Phi) được hơn 3 năm. Năm đầu tiên đón Tết ở xa cũng khóc rất nhiều vì nhớ nhà. May mắn là sang cùng đợt với tôi có rất nhiều người Việt. Tết đến, đại sứ quán Việt Nam ở đây rất quan tâm, tổ chức đón Tết đầm ấm, vui vẻ. Các bạn Châu Phi cũng tham gia đều thấy hứng khởi vì Tết của người Việt có nhiều điều mới lạ nên cũng đỡ buồn hơn” - chị Nguyễn Giáng Tiên (quê ở TP. Thanh Hóa) chia sẻ.
Theo Giáng Tiên, khi biết phải đi công tác cách Việt Nam cả nửa vòng trái đất, chị rất buồn vì phải xa gia đình. Nhưng không ngờ, khi sang đó làm việc, chị thấy có nhiều người Việt, cũng như những người dân bản địa rất hiếu khách, nên 3 năm nay, dù không được đón Tết cùng gia đình, nhưng chị đỡ buồn hơn. Không những thế, giờ đây, nhờ công nghệ phát triển, ngày nào chị cũng được nghe giọng nói của người thân, được thấy mọi người qua màn hình. Ngoài ra, tới miền đất lạ, chị được trải nghiệm nhiều điều thú vị - từ tập tục, đến những ngày lễ, tết vô cùng độc đáo của người dân nơi mình công tác.
“Nói vậy thôi, nhưng được đón Tết cùng gia đình vẫn là điều tôi mong ước nhất. Bởi nó có một cảm giác khác hẳn, rất lạ, khiến mình ấm lòng, hạnh phúc, yên bình” - Giáng Tiên tâm sự.
Nguyễn Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21