"Cà phê đường tàu” - Mất an toàn, vi phạm pháp luật không thể là "điểm nhấn" của du lịch Hà Nội

Khi nhắc tới Hà Nội, những người con phương xa, du khách đã một lần đến Thủ đô đều nôn nao nhớ về mùa thu Hà Nội nồng nàn hoa sữa; về những con phố rợp bóng cây xanh, về những mặt hồ lăn tăn sóng; về hồn phố cổ; về những di tích lịch sử, văn hóa, ẩm thực… tạo nên hồn cốt Hà Nội chứ không phải “cà phê đường tàu”. Đó là sự thật!
Từ ngày 15-17/9 sẽ thu hồi toàn bộ giấy phép của các hộ kinh doanh cà phê đường tàu Không đánh đổi an toàn của người dân lấy lợi ích kinh tế đối với "cà phê đường tàu"

Đang trong thời điểm ôn tập để chuẩn bị thi lấy bằng lái xe, người viết bài rà soát các câu hỏi liên quan đến đảm bảo an toàn đường sắt thì thấy theo luật, bất kỳ xe nào khi đến điểm giao nhau giữa đường bộ với đường sắt, nếu có tín hiệu đèn báo, barie, nhân viên trực chốt báo hiệu tàu sắp chạy qua đều phải dừng trong phạm vi tối thiểu 5 mét.

Đa số các hộ kinh doanh "cà phê đường tàu" đều vi phạm hành lang an toàn chạy tàu theo quy định, làm ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng cho du khách và hành khách đi tàu nên việc UBND quận Hoàn Kiếm thu hồi giấy phép kinh doanh là cần thiết và đúng quy định của pháp luật. (ảnh: Minh Phương)

Từ quy định của Luật Giao thông đường bộ, đối chiếu với việc kinh doanh hàng quán hai bên đường tàu tại các khu vực thuộc quận Hoàn Kiếm đang gây xôn xao dư luận mấy hôm nay, chúng ta khẳng định, việc kinh doanh đó là vi phạm pháp luật. Nhiều du khách còn đi bộ, checkin trên đường ray, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người dân và gây mất an toàn giao thông.

Trên bình diện kinh doanh, pháp luật nước ta quy định, người dân được phép kinh doanh những loại hình mà luật cho phép, nhưng phải tuân thủ pháp luật. Việc các hộ dân sinh sống hai bên đường tàu thuộc các phường nêu trên tận dụng không gian kinh doanh cà phê, đồ ăn nhanh để có thêm thu nhập, mưu sinh cũng là điều có thể cảm thông. Nhưng xét góc độ luật, đa số các hộ đang vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Cha ông ta xưa có câu “mất bò mới lo làm chuồng”, nếu chính quyền không kiên quyết chấn chỉnh cà phê đường tàu theo luật pháp, để cho một “nhóm nhỏ” tự phát kinh doanh, “chẳng may” trong quá trình vận hành đường sắt xảy ra tai nạn, hệ lụy sẽ như thế nào, ai sẽ chịu trách nhiệm nếu là hậu quả nhân mạng? Do đó, không thể vì lợi ích của thiểu số mà làm ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe, tính mạng của đa số. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc.

Xét về góc độ kinh tế và du lịch, như đã đề cập, "cà phê đường tàu" không phải là “hồn cốt” tạo nên điểm nhấn du lịch Thủ đô; không phải nơi để người đi xa nhớ về Hà Nội. Còn góc độ GDP, so với quy mô về nguồn thu từ du lịch cho ngân sách thành phố Hà Nội nói riêng, góp phần cho tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Thủ đô nói chung, chắc chắn nguồn thu từ "cà phê đường tàu" chỉ là con số rất nhỏ.

Ngay nói về thu ngân sách của quận Hoàn Kiếm, đóng góp từ "cà phê đường tàu" cũng… rất ít. Nói thế không phải là coi nhẹ "miếng bánh nhỏ", mà chỉ muốn khẳng định rằng, cấm "cà phê đường tàu" là “Hà Nội vô tình đánh mất nguồn thu từ du lịch hay đánh mất hình ảnh du lịch Thủ đô” như một số người từng nhận định trên không gian mạng là phiến diện.

Xét góc độ quy hoạch, đành rằng cấm kinh doanh "cà phê đường tàu" có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến việc làm, thu nhập của một số hộ dân nơi đây, nhưng nên nhớ theo quy hoạch đã được Chính phủ thông qua, tới đây Ga Hà Nội sẽ được di dời đi nơi khác, đồng nghĩa với việc đường tàu chạy qua khu vực này chỉ là “hoài niệm”. Khi không còn đường tàu chạy qua, chắc chắn người dân sẽ phải sinh kế theo những hướng khác.

Mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thượng tôn pháp luật luôn là tiêu chí hàng đầu mỗi người dân có bổn phận thực thi. Do vậy, việc UBND quận Hoàn Kiếm tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các hộ hai bên hành lang đường sắt thuộc địa bàn các phường Cửa Đông, Hàng Bông, Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) không chỉ là chính quyền đang thực thi luật pháp mà còn góp phần tạo sự an toàn đối với người dân, du khách và hành khách đi tàu.

Rõ ràng, những hoạt động vi phạm luật giao thông, mất an toàn không thể là "điểm nhấn" của du lịch Hà Nội!

L.H

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Xem thêm
Phiên bản di động