Các cơ quan dân cử phải thường xuyên đối thoại để gần dân hơn

Đối với các vấn đề lớn của đất nước, cử tri tại TP.HCM quan tâm đến kết quả Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, trong đó có vấn đề về đất đai, tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng không có vùng cấm.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xã giao Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Các cơ quan dân cử phải thường xuyên đối thoại để gần dân hơn
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Ngày 11/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn, Củ Chi và Thành phố Thủ Đức trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tại các buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ vui mừng khi nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi góp ý, chỉ đạo và tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào hai huyện Hóc Môn, Củ Chi.

Hội nghị giúp các huyện nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, với số vốn cam kết đầu tư rất lớn gần 17 tỷ USD. Đây là kết quả có ý nghĩa đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hai huyện cũng như giải quyết việc làm cho người dân, tạo cực tăng trưởng mới cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, cử tri bày tỏ cảm động khi Chủ tịch nước đã kêu gọi nhiều nhà tài trợ để tài trợ 1.000 căn nhà tình thương cho các hộ gia đình khó khăn tại hai huyện. Cử tri mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội để theo dõi, đôn đốc các dự án sớm được triển khai và đi vào cuộc sống.

Cử tri đã phản ánh nhiều vấn đề nổi cộm hiện nay liên quan đến đời sống người dân như: vấn đề giáo dục, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở cho người thu nhập thấp...

Đồng thời, kiến nghị Trung ương sớm có cơ chế, chính sách đặc thù để thành phố Thủ Đức phát triển tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Một số vấn đề còn tồn tại xung quanh khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng được cử tri phản ánh tại hội nghị.

Các cử tri đánh giá cao Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động cụ thể, lắng nghe ý kiến của cử tri Thành phố để chuẩn bị các nội dung trước kỳ họp thứ 3 của Quốc hội.

Đối với các vấn đề lớn của đất nước, các cử tri bày tỏ quan tâm đến kết quả Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, trong đó có vấn đề về đất đai, tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng không có vùng cấm.

Cử tri Phạm Tiến Chánh, bày tỏ: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa ra lộ trình, kế hoạch nhằm đưa ra điều tra, xét xử nhiều vụ án, cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nước.

Cử tri cả nước rất hài lòng về hoạt động tích cực của Đảng, Nhà nước thời gian qua, đặc biệt là phục hồi kinh tế sau đại dịch và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và giữ nghiêm kỷ cương phép nước.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao cử tri Thành phố Hồ Chí Minh nêu nhiều vấn đề tâm huyết đối với sự phát triển của Thành phố và đất nước, trong đó có 18 ý kiến của cử tri hai huyện Củ Chi, Hóc Môn; 15 ý kiến của các cử tri Thành phố Thủ Đức.

Các ý kiến tập trung vào các vấn đề như xử lý quy hoạch treo, xử lý các dự án chậm tiến độ; thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; vấn đề phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chính sách đối với người cao tuổi, vấn đề an sinh xã hội, vấn đề về giáo dục, bạo hành trong gia đình...

Ngay tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu lãnh đạo các địa phương và Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp giải đáp các vấn đề cử tri nêu ra, đồng thời có chương trình làm việc tiếp theo để trả lời cử tri cụ thể các vấn đề còn tồn đọng.

Các cơ quan dân cử phải thường xuyên đối thoại để gần dân hơn
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với cử tri tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Đáng chú ý, với tư cách là Chủ tịch nước, Đại biểu Quốc hội của Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, đặc biệt là bí thư các quận, huyện và thành phố Thủ Đức phải thường xuyên lắng nghe, đối thoại, giải quyết các vấn đề cử tri quan tâm một cách hợp tình hợp lý, đúng pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng quyền lợi của người dân.

Theo ông Hoàng Tùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức, những vấn đề còn tồn tại ở Khu công nghệ cao thành phố và khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn là vấn đề rất khó khăn dù Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung giải quyết thời gian dài.

Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, thành phố Thủ Đức đã xây dựng khu tái định cư hoán đổi đất cho dân và đang tìm hướng xác định tỷ lệ hoán đổi phù hợp.

Liên quan đến những vấn đề tồn tại ở khu vực 5 khu phố, 3 phường thuộc Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, ông Tùng cho biết, hiện Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận và tới đây sẽ có buổi đối thoại, tiếp xúc của Thanh tra Chính phủ với người dân.

Đây là vấn đề khó khăn do có nhiều khác biệt về ý kiến giữa các bên, thành phố Thủ Đức cùng các cơ quan sẽ giải quyết với quyết tâm cao nhất, vì sự phát triển của khu đô thị Thủ Thiêm và của Thành phố Hồ Chí Minh.

Về Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố Thủ Đức cho biết, hiện thành phố đang triển khai nhóm chính sách đặc thù theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.

Đến nay vẫn đang tháo gỡ từng bước, các trường hợp còn khúc mắc đang được rà soát lại. Tuy nhiên, thành phố cố gắng trong năm nay sẽ hoàn tất việc bàn giao nền đất cho bà con đối với các trường hợp đã hoàn tất hồ sơ bồi thường, để bà con ổn định nhà cửa, đời sống.

Đối với đề xuất cơ chế đặc thù cho thành phố Thủ Đức, hiện đã thực hiện qua 11 lần dự thảo Nghị quyết. Dự kiến trong năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế phát triển Thành phố Thủ Đức. Đây là tiền đề, cơ sở pháp lý quan trọng để thành phố Thủ Đức vận hành đúng tiềm năng, đáp ứng nguyện vọng của người dân thành phố.

Trả lời các vấn đề cử tri nêu ra, Chủ tịch nước đề nghị: “Các cơ quan dân cử, nhất là Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc... phải lắng nghe ý kiến nhân dân một cách nghiêm túc, để phản ánh vấn đề còn tồn tại tới cơ quan chức năng sớm giải quyết, đảm bảo hoạt động bình thường của người dân.

Nếu làm tốt, người dân sẽ gắn bó hơn với chính quyền. Do đó, trách nhiệm của cán bộ với cử tri, với người dân cần phải nâng cao hơn nữa,” Chủ tịch nước lưu ý.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự nỗ lực của người dân, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã làm tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, công tác an sinh xã hội và có tốc độ hồi phục nhanh, trở lại nhịp sống bình thường sau đại dịch.

Các cơ quan dân cử phải thường xuyên đối thoại để gần dân hơn
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với cử tri tham dự hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Đối với hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện Củ Chi và Hóc Môn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư trong nước và quốc tế.

Một trong những nhiệm vụ hiện nay là cần tập trung tháo gỡ các vấn đề đặt ra để các chủ trương xúc tiến đầu tư đi vào hiện thực, nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy hoạch. Không chỉ đầu tư phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an sinh xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý, Thành phố Hồ Chí Minh còn rất nhiều trở ngại, khó khăn. Vì vậy, thành phố cần phát triển năng động, phát triển dẫn đầu cả nước, phát triển toàn diện kinh tế-xã hội, phát triển bền vững, đặc biệt chăm lo đời sống của khoảng 10 triệu người dân.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các vấn đề đường thủy, đường bộ, đường cao tốc kết nối với những địa phương khác... là những vấn đề cần tháo gỡ cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có hai huyện Củ Chi và Hóc Môn.

Vì vậy, thành phố cần triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các chương trình tái cấu trúc kinh tế đã được phê duyệt; hướng đến mô hình nền kinh tế sáng tạo; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời, cần huy động nguồn lực trong xã hội, chú trọng hơn nữa hợp tác công-tư, tháo gỡ nút thắt ở từng dự án.

Ngoài ra, thành phố cần rà soát, hoàn thiện toàn bộ quy hoạch đô thị sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển đô thị hiện đại như đã đề ra. Đồng thời cần giải quyết rốt ráo những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri trong các vụ việc gây bức xúc xã hội...

Đánh giá cao cử tri quan tâm đối với các công việc của đất nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tại hội nghị Trung tương 5 vừa kết thúc, một trong những nội dung quan trọng là tiếp tục nêu các chủ trương quản lý chặt chẽ về đất đai cũng như khơi thông nguồn lực đất đai phục vụ phát triển đất nước; thảo luận và thống nhất về vấn đề cử tri quan tâm là thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Chủ tịch nước cũng cho biết, Trung ương đã thảo luận vấn đề xây dựng đảng cơ sở, theo đó “từng đảng viên, từng chi bộ là tế bào tốt nhất của Đảng để lãnh đạo quần chúng, lãnh đạo nhân dân. Đảng viên đi trước, làng nước theo sau, chi bộ phải mạnh, phải nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của quần chúng, vận động quần chúng thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước,” Chủ tịch nước nói.

Các cơ quan dân cử phải thường xuyên đối thoại để gần dân hơn
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị tiếp xúc cử tri. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

“Trung ương đã thảo luận có nghị quyết thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở cấp tỉnh, thành phố. Chúng ta đã có Ban Chỉ đạo Trung ương làm tốt rồi, nay giao quyền cho địa phương làm, trong đó thành lập cấp tỉnh, thành phố, giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy làm Trưởng ban để làm việc này cho bài bản, hệ thống,” Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Về nội dung kỳ họp Quốc hội sắp tới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thông báo, Quốc hội sẽ xem xét thông qua một số công trình quan trọng như Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Hà Nội… Bên cạnh đó, một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ được thảo luận tại kỳ họp lần này./.

Theo Quang Vũ-H.Chung (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/cac-co-quan-dan-cu-phai-thuong-xuyen-doi-thoai-de-gan-dan-hon/789689.vnp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

(LĐTĐ) Những năm qua, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ mở hệ thống đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào 11 giờ ngày 1/12.
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khu vực miền Tây sông nước được học bơi miễn phí, Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã quyết định tài trợ một chiếc hồ cho Trường tiểu học Phú Thuận, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 27/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn...

Tin khác

Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

(LĐTĐ) Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị cần xem xét tính toán gia tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% thay vì 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc như hiện nay.
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng sát sao chuẩn bị các nội dung đại hội, nhất là văn kiện đại hội; đồng thời làm tốt công tác chuẩn bị cấp ủy khóa tới, nhân sự cấp ủy thực sự là tinh hoa, hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định, sẵn sàng cống hiến vì Thành phố, quê hương, đất nước.
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung tháo gỡ sớm nhất mọi vướng mắc của Thủ đô trong các lĩnh vực: Quy hoạch, đất đai, môi trường… để Hà Nội phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có, phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô.
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

(LĐTĐ) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đã mở rộng phạm vi hưởng BHYT với hình thức khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.
Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông

Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông

(LĐTĐ) Tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Hà Nội phải bứt phá, chuẩn bị tâm thế để bước vào kỷ nguyên vươn mình. Muốn vậy, Thành phố cần phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) vẫn quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Với 455/456 đại biểu có mặt tán thành, ngày 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản

Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản

(LĐTĐ) Chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, với 450/453 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). Một trong những nội dung đáng chú ý liên quan đến thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản.
Doanh thu từ 200 triệu đồng/năm trở lên phải đóng thuế VAT

Doanh thu từ 200 triệu đồng/năm trở lên phải đóng thuế VAT

(LĐTĐ) Với 407/451 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, chiều 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
Xem thêm
Phiên bản di động