Các doanh nghiệp FDI phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

Báo cáo chỉ số PCI năm 2023 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố cho thấy, năm 2023 chứng kiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh. Nhưng khảo sát doanh nghiệp cũng cho thấy, các doanh nghiệp FDI thường gặp những khó khăn liên quan đến chính sách, quy định và thủ tục liên thuế.
Hà Nội: Chỉ số CPI tháng 2/2024 tăng 1,01% Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2024 giảm 0,14% Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tiếp tục tăng do biến động của giá xăng dầu

Năm 2023 tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đạt con số ấn tượng, gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Dòng vốn FDI tăng mạnh đến từ 3.188 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong năm, trong đó vốn đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực chế biến và sản xuất đạt tới 23,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 64,2% trong tổng vốn FDI.

Về quy mô đầu tư, Singapore, Nhật Bản và Hồng Kông vẫn duy trì vị trí nổi bật trong khi Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án FDI cấp mới và tăng vốn.

Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ghi nhận sự phục hồi vững chắc sau đại dịch Covid-19. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI tuyển thêm lao động tăng từ 55,8% năm 2022 lên 59,91% năm 2023. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp FDI có sự cải thiện khá khả quan; tỷ lệ doanh nghiệp FDI báo lãi trong năm 2023 tăng nhẹ lên mức 46,5%, tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ giảm xuống 42,3%.

Tuy nhiên, mức độ lạc quan về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp FDI có sự giảm sút, khi tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến mở rộng sản xuất kinh doanh trong hai năm tiếp theo chỉ là 26%. Con số này phản ánh tâm lý thận trọng hơn của các doanh nghiệp FDI trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó đoán định hiện nay.

Trong năm 2023, Việt Nam có những bước tiến quan trọng trong quan hệ với các đối tác lớn. Việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện sẽ góp phần quan trọng tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao.

Các doanh nghiệp FDI phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
(Ảnh minh họa: BT)

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản và Việt Nam cũng đã chính thức nâng cấp mối quan hệ hai nước lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”, thể hiện rõ hai bên cùng quan tâm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, chuyển đổi xanh và số hóa.

Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư từ Trung Quốc đã tăng mạnh trong những năm gần đây, do nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu. Năm 2023, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như bán buôn/bán lẻ, thông tin và truyền thông, hành chính và dịch vụ hỗ trợ. Với gần một nửa số doanh nghiệp Hoa Kỳ đặt trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, có thể thấy doanh nghiệp đến từ quốc gia này ưu tiên hoạt động trong các nhóm ngành yêu cầu lao động có tay nghề và trình độ cao.

Các doanh nghiệp FDI đến từ Trung Quốc, chiếm 7,9% mẫu khảo sát, thường có quy mô lao động lớn và đa dạng hơn; một bộ phận lớn doanh nghiệp Trung Quốc có trên 200 lao động. Địa điểm đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc phân tán trên cả nước song có sự tập trung hơn ở một số địa phương ở miền Bắc nơi có nhiều khu công nghiệp mới và có lợi thế về khoảng cách địa lý gần và chi phí hoạt động cạnh tranh hơn.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực yêu cầu kỹ năng cao như hành chính và dịch vụ hỗ trợ, thông tin và truyền thông. Doanh nghiệp đến từ Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự, đặc biệt đối với các vị trí kỹ thuật (22%) và quản lý giám sát (36%).

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản đều có những khó khăn riêng trong quá trình sản xuất kinh doanh tại các địa phương. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ thường gặp những khó khăn liên quan đến chính sách và quy định (22% doanh nghiệp), thực hiện thủ tục hành chính (16%).

Trong khi đó, khó khăn lớn nhất trong nhiều năm với doanh nghiệp Nhật Bản là các thủ tục hành chính liên quan đến thuế. Có khoảng 72% doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hoàn thuế, cao hơn đáng kể so với mức 42% của doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác. Quyết toán thuế cũng là khó khăn lớn của doanh nghiệp Nhật Bản với 58% doanh nghiệp phản ánh.

Trong khi đó, doanh nghiệp Trung Quốc cho biết ít gặp khó khăn về chính sách, quy định (9%) và thực hiện thủ tục hành chính (5%). Tuy nhiên, biến động thị trường và tìm kiếm khách hàng là những khó khăn lớn của doanh nghiệp Trung Quốc với tỷ lệ lần lượt là 38% và 44%.

Các chuyên gia của VCCI đã khuyến nghị các chính sách cụ thể trong năm 2024 và những năm tới, đó là để tận dụng các cơ hội mang lại từ sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến thuế, phòng cháy chữa cháy, xuất nhập khẩu và môi trường, đồng thời đẩy mạnh việc tạo điều kiện kết nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các đối tác, khách hàng trong nước.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và thực hiện các chính sách hiệu quả hơn là điều cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc đào tạo lao động có kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cao, để từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động trong nước từ chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân công giá rẻ sang lực lượng lao động có trình độ cao trong nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao vào Việt Nam.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 68-NQ/TW, Chính phủ đề xuất 5 nhóm chính sách lớn phát triển kinh tế tư nhân.
Messi kiến tạo đẳng cấp, Inter Miami vẫn đánh rơi chiến thắng vì hàng thủ "mơ ngủ"

Messi kiến tạo đẳng cấp, Inter Miami vẫn đánh rơi chiến thắng vì hàng thủ "mơ ngủ"

Dù Lionel Messi thi đấu năng nổ và đóng góp vào các tình huống tấn công, Inter Miami vẫn không thể giành trọn 3 điểm trên sân của San Jose Earthquakes trong trận đấu thuộc vòng 12 MLS 2025, khi hàng thủ liên tiếp mắc sai lầm.
Hào quang mặt trời xuất hiện trên khu vực chùa Tam Chúc trước Lễ cung rước xá lợi Đức Phật

Hào quang mặt trời xuất hiện trên khu vực chùa Tam Chúc trước Lễ cung rước xá lợi Đức Phật

Trưa ngày 15/5, một hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp đã xuất hiện trên bầu trời chùa Tam Chúc (Hà Nam), thu hút sự chú ý và thích thú của hàng trăm phật tử, du khách đang có mặt tại đây: Vầng hào quang rực rỡ bao quanh mặt trời.
Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ và tham dự chương trình đầu tư vào Hoa Kỳ “SelectUSA 2025”, Đoàn công tác của Bộ Tài chính đã có các buổi làm việc quan trọng với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Intel và Tập đoàn Meta nhằm thúc đẩy các định hướng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn.
Tuyên dương 100 "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

Tuyên dương 100 "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

Ngày 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025 nhằm tôn vinh, khen thưởng những công nhân lao động đã nỗ lực, vượt khó đạt được thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình cho hội viên phụ nữ

Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình cho hội viên phụ nữ

Ngày 15/5, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” tại địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ  máy

Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy

Ngày 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tin khác

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Cùng với Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên thành một trong những địa phương được các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn làm cứ điểm nhờ cơ chế chính sách minh bạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, thuận lợi.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quý 1/2025 có 36.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,2 lần so với các giai đoạn trước đó. Đặc biệt, vốn doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024. Qua đó, có thể thấy rằng năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Ngày 6/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024. Trong đó, Hải Phòng lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu cả nước. Đáng chú ý, nằm trong “top” cao còn có Quảng Ninh, Long An, Bắc Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xem thêm
Phiên bản di động