Các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: Tiếp tục xem xét các cơ chế hỗ trợ

Trên cơ sở tình hình tác động của đại dịch Covid-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét tiếp tục có chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Thống nhất với đề xuất miễn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 Sớm giải quyết những vướng mắc trong việc hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Đề xuất hỗ trợ tiền cho lao động là F1, F2 phải cách ly y tế

Đã hỗ trợ trên 14,4 triệu đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo gửi Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội kết quả triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, Nghị quyết số 154/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo báo cáo này, tính đến ngày 27/5/2021, báo cáo từ Kho bạc Nhà nước Việt Nam cho biết: Về hỗ trợ cho Nhóm lao động có giao kết hợp đồng lao động: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, đã hỗ trợ 56.026 người với tổng kinh phí 80,618 tỷ đồng; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, đã hỗ trợ 173.473 người với tổng kinh phí 177,574 tỷ đồng.

Các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: Tiếp tục xem xét các cơ chế hỗ trợ
Dịch bệnh khiến hàng vạn lao động tại tỉnh Bắc Giang rơi vào khó khăn về việc làm, đời sống

Tổng số người được hỗ trợ là 229.499 người, kinh phí hỗ trợ 258,191 tỷ đồng. Với nhóm người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm, đã hỗ trợ 1.077.515 người với tổng kinh phí 1.001,687 tỷ đồng. Nhóm hộ kinh doanh, đã hỗ trợ 37.317 hộ với tổng kinh phí 37,962 tỷ đồng.

Về hỗ trợ người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội, đến ngày 31/1/2021 (thời điểm dừng cho vay theo quy định), Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 41,82 tỷ đồng cho 245 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho 11.276 lao động. Tính đến 15/4/2021, dư nợ của chương trình là 38,99 tỷ đồng với 234 người sử dụng lao động còn dư nợ.

Về chính sách tạm dừng đóng Quỹ hưu trí, tử tuất, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với 1.846 đơn vị/doanh nghiệp cho 192.503 lao động với tổng số tiền tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trên 786 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thông qua các chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 42/NQ-CP và qua chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đã hỗ trợ bằng tiền mặt cho trên 14,4 triệu đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 (11,9 triệu người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; trên 1,316 triệu lao động có giao kết hợp đồng lao động; trên 1 triệu lao động không có giao kết hợp đồng lao động và trên 37.300 hộ kinh doanh) với tổng kinh phí trên 32.694 tỷ đồng.

Bên cạnh các đối tượng hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP quy định, tại các địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố cũng đã thông qua Nghị quyết để hỗ trợ cho trên 200.000 đối tượng khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ quy định tại Nghị quyết của Chính phủ “hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu” và điều kiện quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ xem xét

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2021, tại Việt Nam đã có 2 đợt bùng phát dịch Covid-19 (đợt 1 bùng phát ở Hải Dương, Quảng Ninh ngay trước Tết Nguyên đán và kéo dài khoảng 1 tháng; đợt 2 từ ngày 27/4/2021, là đợt dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay). Đặc biệt, đợt dịch Covid-19 bùng phát trở lại lần thứ 4 với diễn biến phức tạp, khó lường tiếp tục gây ảnh hưởng và tổn thất nặng nề đến thị trường lao động.

Nhằm kịp thời có các chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị tác động bởi dịch Covid-19, ngày 26/5, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo và kiến nghị hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lần thứ 4.

Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trân trọng đề nghị Thủ tướng có chủ trương cho phép sử dụng số kinh phí còn lại của ngân sách Nhà nước chưa thực hiện của gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị ảnh hưởng đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 tại các khu công nghiệp, nhất là các đối tượng người lao động là F0 đang điều trị bệnh; người lao động đang phải nghỉ việc trong các khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, hoặc đang cư trú trong các khu vực phong tỏa y tế.

Nội dung hỗ trợ có thể là tiền lương ngừng việc hoặc miễn phí tiền ăn, tiền sinh hoạt, chi phí xét nghiệm và test nhanh Covid-19 mà người lao động đang phải trả theo Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2021, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó 540 nghìn người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập, đã khiến 19,9% lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19% lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng.

Nguy hiểm hơn, đợt dịch vào cuối tháng 4/2021 đã tấn công vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn lao động, có các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế, thu ngân sách.

Tính đến nay, tại Bắc Giang buộc phải tạm đóng cửa 4 khu công nghiệp với 322 doanh nghiệp với tổng số gần 150 ngàn lao động tạm ngừng việc; Bắc Ninh có 42.000 lao động trên tổng số 320.000 lao động phải ngừng việc; Hải Phòng có hơn 30 ngàn lao động bị ảnh hưởng tiêu cực; tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc,… một số khu vực phong tỏa, giãn cách đã phải đóng cửa một số hoạt động sản xuất, kinh doanh không thiết yếu, làm ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động.

Dự báo, nếu theo xu hướng hiện nay và trong điều kiện khống chế được dịch thì dự kiến số lượng lao động bị ảnh hưởng (phải cách ly, bị ngừng việc do doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh) theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoảng 2-2,5 triệu người lao động.

Trên cơ sở tình hình tác động của đại dịch Covid-19, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Cụ thể, Bộ đang lấy ý kiến về: Các đối tượng được hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, nguồn kinh phí hỗ trợ, tổng mức hỗ trợ… để xây dựng chính sách được kịp thời, thiết thực và hiệu quả./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư

Đề xuất thu phí 5 cao tốc do nhà nước đầu tư

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất thu phí 5 cao tốc gồm Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.
Dự kiến khánh thành 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/4

Dự kiến khánh thành 5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/4

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ danh sách các dự án dự kiến khánh thành, thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giá vàng thế giới giảm mạnh do chứng khoán Mỹ hồi phục

Giá vàng thế giới giảm mạnh do chứng khoán Mỹ hồi phục

Trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 1%. Trong nước, các thương hiệu vẫn chưa dừng đà tăng. Thời điểm hiện tại, giá vàng SJC đang niêm yết tại mốc 107,5 triệu đồng/lượng, đắt hơn giá vàng thế giới tới 6,8 triệu đồng/lượng.
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng trên diện rộng

Hôm nay (15/4) có thể là ngày cuối cùng miền Bắc se lạnh về đêm và sáng. Từ trưa chiều nay, nền nhiệt tăng nhanh. Những ngày tới, nhiệt độ tiếp tục tăng, miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ đón nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác vào chiều tối.
Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động

Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động

Những năm qua, Công đoàn Trường THCS Phượng Dực (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) luôn làm tốt công tác chỉ đạo và phối hợp, triển khai nhiệm vụ hoạt động công đoàn; chăm lo, giám sát bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên; người lao động...
Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Nhiều hoạt động hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, kỷ niệm 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025) trong các cấp Công đoàn huyện.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/4: Không mưa, trưa và chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/4: Không mưa, trưa và chiều trời nắng

Dự báo ngày 15/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ.

Tin khác

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tham gia mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì hệ thống BHYT công bằng, minh bạch và bền vững.
Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2025/TT-BNV ngày 17/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động

Trợ cấp thất nghiệp là một trong số những chế độ của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ, bù đắp một phần chi phí cho người lao động trong thời gian bị mất việc làm.
Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến hoặc cấp cứu, sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những dịp lễ dài ngày trong năm. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp có chế độ thưởng cho nhân viên trong các ngày lễ quan trọng.
Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?

Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?

Theo quy định, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10/3 âm lịch. Nếu người lao động đi làm vào ngày này sẽ được trả ít nhất 300% so với tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Trong bối cảnh giá bất động sản liên tục gia tăng kéo theo chỉ số tiêu dùng tăng, việc Chính phủ đẩy nhanh phát triển thị trường nhà ở xã hội để hiện thực hóa mục tiêu người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng có chỗ để an cư là chính sách nhân văn. Với các địa phương khác, những quy định liên quan đến tiêu chí thu nhập không vấn đề, song đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh áp dụng như hiện tại người lao động rất khó mua được nhà, nên chăng cần phải có những quy định đặc thù.
Xem thêm
Phiên bản di động