Các dự án trên “đất vàng” không thể chậm trễ mãi
Chốt thời gian triển khai các dự án
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, tại Kỳ họp thứ ba, HĐND Thành phố đã chất vấn việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô. Ngay sau đó, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã chỉ đạo, tổ chức triển khai khắc phục.
HĐND Thành phố cũng giám sát, tái giám sát việc thực hiện này và nhận thấy kết quả còn chưa cao, chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Nhiều dự án còn chậm triển khai ở nhiều loại hình công trình, ở cả vốn đầu tư công, vốn ODA và vốn ngoài ngân sách, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
“Với phương châm đi đến cùng vấn đề, để đáp ứng nguyện vọng cử tri, HĐND Thành phố tiếp tục tái chất vấn để yêu cầu UBND Thành phố và các cơ quan liên quan tập trung, quyết liệt triển khai, đẩy nhanh tiến độ. Đây cũng là nội dung chỉ đạo xuyên suốt của Bí thư Thành ủy, Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy”, ông Tuấn cho biết.
Kỳ họp thứ bảy, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI. |
Tại phiên chất vấn, các đại biểu HĐND Thành phố đã phản ánh nhiều dự án trọng điểm đang chậm tiến độ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Thủ đô và gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Đặc biệt là những dự án sở hữu “đất vàng”, chậm tiến độ đến chục năm, dù HĐND Thành phố đã nhiều lần giám sát, tái giám sát để đôn đốc triển khai thực hiện, nhưng vẫn “đắp chiếu”.
Ông Lê Minh Đức (Tổ đại biểu huyện Thạch Thất) nêu, ngay sau khi Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Ban chỉ đạo đã giao thành lập tổ giám sát các công trình chậm triển khai để đôn đốc thực hiện.
Đến nay vẫn có nhiều dự án dù chậm triển khai nhưng chưa bị thu hồi như: Dự án Khu công nghiệp Nam Hà Nội (theo kế hoạch, năm 2012 dự án hoàn thành nhưng đến nay vẫn bỏ hoang); Siêu dự án Sông Hồng City (được phê duyệt từ 1995 đến nay vẫn đang quây tôn); Dự án 148 Giảng Võ; Dự án 31-33-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm) sau nhiều năm phê duyệt vẫn để không?
Làm rõ trách nhiệm của đơn vị liên quan
Trước thực trạng đó, đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội) đề nghị làm rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đối với dự án chậm triển khai.
“Ví dụ như dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc số 31, 31, 35 phố Lý Thường Kiệt, có diện tích gần 2.300m2, HĐND Thành phố đã nhiều lần giám sát, đưa vào danh sách chậm triển khai nhưng đến nay dự án vẫn chậm tiến độ, chưa triển khai, vậy trách nhiệm của của các đơn vị có liên quan là như thế nào?”, ông Bình nói.
Trả lời nội dung này, ông Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết: Công trình 31-33-35 Lý Thường Kiệt, Thành phố đã giao nhiệm vụ thiết kế đô thị cho quận Hoàn Kiếm. Quy hoạch phân khu khẳng định công trình này là công trình đô thị công cộng 8 tầng, với mật độ xây dựng 60%.
Theo luật định, dự án đủ kiều kiện để tiếp tục được triển khai. “Đây là dự án kéo dài, đã qua nhiều lần rà soát. Tuy nhiên, Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ chỉ thụ lý những vấn đề điều chỉnh quy hoạch khách quan; còn chủ quan của nhà đầu tư thì phải tiếp tục rà soát, xem xét rõ năng lực của chủ đầu tư thì mới thực hiện các bước tiếp theo”, ông Trúc Anh cho biết.
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, lãnh đạo Thành phố và các sở, ngành đều cơ bản nắm vững tình hình về lĩnh vực được phân công, trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm, làm rõ nguyên nhân, những vấn đề còn hạn chế, bất cập và đưa ra các cam kết khắc phục trong thời gian tới. Những nội dung này, HĐND Thành phố lựa chọn đều phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân, vì sự phát triển của Thủ đô. Do đó, HĐND Thành phố sẽ đi đến cùng vấn đề đã chất vấn. Phiên chất vấn tại kỳ họp cuối năm nay, Thường trực HĐND Thành phố sẽ tiếp tục tái chất vấn đối với các nội dung đã được chất vấn, giải trình nhưng còn chậm chuyển biến, để những lời hứa, cam kết của các đồng chí với cử tri và nhân dân được triển khai một cách hiệu quả nhất. |
Thông tin thêm để làm rõ những nội dung đại biểu phản ánh, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, vào năm 2016, UBND Thành phố đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (tại quyết định 3560) khu đất 6,8 ha, số 148 Giảng Võ với quy mô 10 toà chung cư cao 50 tầng. Cùng thời gian này, UBND Thành phố cũng phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư (tại quyết định số 4205).
“Thời điểm đó, mặc dù xác định 148 Giảng Võ là điểm nhấn tại khu vực nội đô lịch sử nhưng theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND Thành phố cũng như ý kiến của các bộ, ngành và dư luận xã hội thì đến ngày 7/3/2019, UBND Thành phố đã có quyết định 1441 thu hồi Quyết định 4205/2016 về chủ trương đầu tư dự án. Theo đó, tại khu vực này sẽ không xây dựng quy mô 10 toà nhà cao 50 tầng nữa”, ông Tuấn cho biết, khu vực này sẽ được làm trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hoá. Và chỉ đề xuất chức năng hỗn hợp như khách sạn, văn phòng, thương mại để đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cũng cho hay, thời gian tới UBND Thành phố sẽ chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực này để đưa về đúng chức năng như nêu trên. Sau khi điều chỉnh lại quy hoạch 1/500, thì sẽ quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Hiện nhà đầu tư cam kết, sau khi các thủ tục trên hoàn thiện sẽ tiến hành đầu tư ngay.
“Theo đánh giá của UBND Thành phố, việc điều chỉnh 10 toà nhà 50 tầng về làm chức năng trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng… là rất phù hợp. Trên cơ sở đó, Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án, tránh trường hợp các vướng mắc pháp lý để dự án chậm tiến độ, lãng phí quỹ đất”, ông Tuấn khẳng định và cho biết các thủ tục này sẽ được hoàn thành trong năm 2022, để năm 2023 dự án sẽ khởi công, và hoàn thiện với thời gian kéo dài tối đa 3 năm.
Dự án 31-33-35 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm). |
Liên quan đến dự án tại số 31-33-35 Lý Thường Kiệt, ông Tuấn cho hay, UBND Thành phố đã có Quyết định số 7509 năm 2015, giao khu đất hơn 2.254 m2 cho Tập đoàn T&T. Theo quy hoạch chi tiết của quận Hoàn Kiếm 1/2000 trước đây thì khu vực này tuyệt đối không được gắn chức năng ở, không được gia tăng hạ tầng kỹ thuật, xã hội… phải đáp ứng không gian kiến trúc cảnh quan khu vực xung quanh. Song, đây là ô đất có vị trí quan trọng, ô đất này cũng nằm ngoài khu vực Hồ Gươm và phụ cận nên chủ đầu tư có đề xuất xây dựng 14 tầng. Bộ Xây dựng và thành phố Hà Nội đã có thỏa thuận thống nhất đây là khu vực có điểm nhấn, song Thành phố cũng thống nhất không được gia tăng dân số ở tại dự án này.
Sau khi xin ý kiến của các đơn vị có liên quan, Hà Nội dự kiến 2 phương án: Phương án 1, nếu đồng ý các quy định hiện hành thì có thể xây luôn 8 tầng. Phương án 2, xem xét đồ án thiết kế đô thị trên phố Lý Thường Kiệt để quyết định phương án quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn. Cuối cùng đã xác định tổ hợp kiến trúc 31-33-35 Lý Thường Kiệt có chức năng công trình là trụ sở văn phòng ngân hàng, phù hợp với định hướng quận Hoàn Kiếm là trung tâm dịch vụ tài chính của Thành phố.
Từ căn cứ đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc và quận Hoàn Kiếm đang xây dựng đồ án thiết kế đô thị để chậm nhất quý I/2023 sẽ trình UBND Thành phố xem xét. “Đây là công trình đóng góp giá trị cho nội đô lịch sử, nên sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ, xác định nội dung quy mô phù hợp. Tránh để đất đai lãng phí”, Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.
Cần tập trung tháo gỡ các thủ tục hành chính
Nhìn nhận phần giải trình của lãnh đạo Thành phố cũng như các sở, ngành đối với những vấn đề đại biểu đặt ra khá kỹ, tuy nhiên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo (Tổ đại biểu huyện Gia Lâm) cũng đặt nghi ngờ về những lời hứa của các sở, ngành về vấn đề việc thực hiện các dự án chậm triển khai. Bởi thực tế, Hà Nội hiện có trên 400 dự án chậm tiến độ, có dự án không phải chỉ chậm 1 năm mà đến chục năm nay. “Những lời hứa phải được thực hiện tốt, muốn làm tốt thì phải xác định vấn đề mấu chốt từ đâu?”, ông Bảo nói.
Theo Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, vấn đề mấu chốt là về thẩm quyền, đặc biệt là thủ tục hành chính và phải tập trung vấn đề này. Ví dụ có những dự án mà chỉ thủ tục gia hạn đầu tư nhưng đã 2 năm rồi không thực hiện xong.
“Vừa rồi Ban Thường vụ Thành ủy đã có phiên thảo luận về vấn đề thủ tục hành chính, thẩm quyền. Hiện nay chúng ta có 1.890 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền Thành phố, 1.154 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền các sở, ngành. Nếu chúng ta tháo gỡ được vấn đề này thì chắc chắn hơn 400 dự án chậm tiến độ mới triển khai nhanh được. Tôi tin những lời hứa của các sở, ngành mới thực hiện được…
Tất cả các chủ đầu tư Nhà nước cũng như ngoài Nhà nước đều mong muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Kinh phí, đền bù đất là rất nhiều mà chúng ta không bàn kỹ về thủ tục hành chính thì rất khó thực hiện. Mấu chốt, nếu không thực hiện được thì hơn 400 dự án này sẽ rất khó khăn”, đại biểu Vũ Đức Bảo bày tỏ và đề nghị, phải tập trung đi thẳng vào vấn đề lớn, vấn đề mấu chốt, phải tập trung bàn về thủ tục hành chính, bàn về phân cấp phân quyền, nếu có phân cấp phân quyền cho quận, huyện thì các dự án mới được thực hiện được và những lời hứa của các sở, ngành mới có khả năng tổ chức thực hiện được.
Để đi đến cùng vấn đề, đại biểu Vũ Đức Bảo đề nghị, lãnh đạo có thẩm quyền của UBND Thành phố trả lời trước cử tri và đại biểu của Thành phố về việc trong Nghị quyết của Ban Chấp hành Thành ủy có nêu 1.890 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền Thành phố, đặc biệt là 1.154 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền các sở, ngành, chủ trương là phân cấp phân quyền cho các sở, ngành thì tới đây có trình được HĐND Thành phố hay không? Nội dung này đã lỡ 3 kỳ họp rồi, chủ trương là 2021 phải thông qua vấn đề này nhưng liên tục hoãn? HĐND Thành phố có kiên quyết đưa vấn đề này ra để bàn không hay lại lỡ hẹn lần nữa? Đề nghị phải trả lời công khai, hứa là phải thực hiện./.
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13