Các làng hoa, cây cảnh tất bật vào vụ Tết

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tại các vùng trồng hoa ở Hà Nội đang tất bật chuẩn bị cho vụ hoa cuối năm. Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên người trồng hoa cũng nhiều lo âu, thấp thỏm hơn mọi năm. Tuy vậy, các nhà vườn vẫn động viên nhau thích ứng nhanh với hoàn cảnh thực tiễn để có một vụ hoa thành công.
Làng hoa Tây Tựu hối hả những ngày cận Tết Tết đang về trên những làng hoa…

Vườn đào tuốt lá, chờ thời tiết thuận lợi

Vườn đào Thế Hoa (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) với gần 500 gốc đào là địa chỉ quen thuộc của nhiều người chơi đào tại Thủ đô từ hàng chục năm qua. Ông Đỗ Văn Thế chủ vườn đào Thế Hoa chia sẻ, phần lớn các gốc đào trong vườn đã được vun gốc cách đây khoảng chục ngày, hiện đang gấp rút tuốt lá. Việc chăm cây, tuốt lá là một trong những khâu có tính chất quyết định nhất để đào ra hoa đúng dịp Tết. Tùy vào từng loại đào, thời gian tuốt lá sẽ khác nhau. Các loại đào thế, gốc to thì tuốt lá trước Tết Nguyên đán khoảng 50-60 ngày, các loại đào cành thì tuốt trước khoảng 30-40 ngày.

Các làng hoa, cây cảnh tất bật vào vụ Tết
Chủ các vườn quất cũng chuẩn bị những công đoạn cuối cùng để phục vụ Tết. Ảnh: Kim Tiến

Theo ông Đỗ Văn Thế, thường sau khi tuốt lá, các nhà vườn sẽ căn cứ vào thời tiết để có cách chăm sóc, “thúc” hay “hãm” đào sao cho cây đào có nhiều nụ, nụ to, sắc thắm, bung nở đúng dịp Tết... Nếu nắng ấm kéo dài thì phải sử dụng biện pháp cho cây uống ít nước, ăn ít thuốc để kéo dài tuổi thọ của nụ. Nếu rét đậm kéo dài thì làm ngược lại, đặc biệt là sử dụng phân đạm để thúc hoa mau nở.

“Năm ngoái, do dịch Covid-19, gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Số lượng đào bị tồn đọng khá lớn. Từ đầu năm đến nay, giá phân bón, giá nhân công đều tăng, tuy nhiên các nhà vườn ở đây vẫn cố gắng duy trì diện tích trồng đào. Hi vọng từ nay đến cuối năm thời tiết thuận lợi, dịch Covid-19 ổn định để người trồng đào chúng tôi có một vụ hoa bội thu”, ông Đỗ Văn Thế cho hay.

Để hoa phát triển tốt, nở đúng dịp Tết, các nhà vườn đang tăng cường chăm sóc bằng nhiều biện pháp như: Làm nhà, mua lưới giăng kín chống mưa gió, sâu bọ, tưới thuốc, lắp đặt thêm bóng đèn điện để kích thích cây hoa sinh trưởng... Nhiều nhà vườn đều có tâm lý lo ngại đầu ra cho vụ hoa Tết sắp tới do dịch bệnh vẫn phức tạp. Tuy vậy, dự kiến vụ hoa Tết năm nay các nhà vườn vẫn sẽ cung ứng ra thị trường nhiều chủng loại đa dạng.

Tương tự, để chăm sóc cho vườn đào vào mùa vụ, ông Đỗ Văn Phúc (30 năm trồng đào tại Nhật Tân) phải thuê thêm nhân công, người tuốt lá, người xe đất, người tưới nước… Ông Phúc cho biết, đến gần giữa tháng 12 Âm lịch, các chủ buôn sẽ về tận vườn đào để mua hoặc thuê. Về giá đào, theo nhận định của ông Phúc, mặc dù năm nay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng giá đào cũng sẽ không có biến động nhiều. “Chúng tôi cũng đang nghe ngóng nhu cầu của khách hàng. Thông thường, đào thế có giá đắt hơn so với đào thường. Cây cao khoảng 1m với thân to có giá bán có thể từ vài triệu đồng tùy vào thế cây và thân cây. Những cây đào cao 1,5-2m có giá hàng chục triệu đồng”, ông Đỗ Văn Phúc chia sẻ.

Những ngày này, các nhà vườn trồng quất cảnh tại Quảng Bá (Tây Hồ) cũng đang hối hả khẩn trương trong từng công đoạn nhằm tạo ra những cây có thế đẹp, độc đáo, phục vụ nhu cầu thị trường dịp Tết Nguyên đán. Ngoài dáng cây truyền thống, nhiều chủ vườn cũng đã trồng quất trong chum, tạo dáng bonsai. Đang tập trung gò những cành quất bằng dây thép nhỏ, chủ vườn quất cảnh Lê Hồng cho biết: “Vườn đang trong công đoạn cuối cùng để hoàn thành cây. Gò cây là thời điểm quan trọng nhất, quyết định cho chất lượng quả, thế cây. Quất thời điểm này có thể trưng bày để chơi sớm rồi, mọi năm là đã có người đến khảo giá, xem cây nhưng năm nay thì chưa”.

Thích ứng linh hoạt với thị trường

Bên cạnh các vườn đào, quất, thời điểm này, các làng hoa trên địa bàn Hà Nội cũng đang tất bật chuẩn bị cho vụ Tết Nhâm Dần 2022. Năm nay, do dịch Covid-19 phức tạp nên số lượng hoa ở một số nhà vườn như Mê Linh, Đan Phượng giảm đi gần một nửa. Theo một số nhà vườn trồng hoa, năm nay mọi chi phí như nhân công, vật tư, hạt giống, phân bón... đều tăng hơn so với năm trước dẫn đến giá thành sản xuất tăng khoảng 20%.

Bên cạnh đó, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tính toán gieo giống, chăm sóc và canh cho hoa nở đúng thời điểm Tết không hề dễ dàng. Do vậy, các nhà vườn đã tập trung chăm sóc từng giai đoạn sinh trưởng của hoa để bảo đảm chúng vừa đạt chất lượng vừa nở đúng dịp Tết. Chủ động thích ứng bằng cách trồng giảm số lượng hoa, cây cảnh để xen vào trồng nhiều giống mới và vận dụng công nghệ thông tin thông qua các ứng dụng xã hội như Zalo, Facebook... để giới thiệu, quảng bá các loại hoa, cây cảnh với những thương lái gần xa.

Đơn cử, tại huyện Đan Phượng, không còn chạy theo số lượng, năng suất như các năm trước, nhiều nông dân tập trung vào hiệu quả, kịp thời nắm bắt thị trường. Anh Hoàng Văn Hoan (xã Thụy Ứng, huyện Đan Phượng) chia sẻ, mặc dù có ít nhiều lo lắng nhưng đã làm nghề rồi nên không một hộ gia đình nào ở Đan Phượng hay Tây Tựu bỏ vụ hoa Tết. Tuy vậy, về cơ cấu giống, các gia đình cũng có sự cân nhắc, tính toán. “Khác với những năm trước, năm nay gia đình tôi xuống giống xen kẽ thêm nhiều loại hoa ly đỏ, cam, vàng... nhiều màu sắc. Đầu tư cho giống cao, công chăm sóc lớn nên năm nay, diện tích hoa ly phục vụ Tết của gia đình tôi giảm xuống, chuyển sang trồng các giống hoa cúc, chi phí thấp để hạn chế rủi ro”, anh Hoan chia sẻ.

Các làng hoa, cây cảnh tất bật vào vụ Tết
Các vườn ly tại Đan Phượng đang được chăm sóc cẩn thận để kịp ra hoa đúng vụ.

Tại huyện Mê Linh, nơi được coi là “vựa hoa” của thành phố, chị Nguyễn Thị Hạnh cho biết, hiện nay người trồng hoa lo lắng nhất là về “đầu ra” của sản phẩm. Đa số có tâm lý lo sợ việc giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa tạm thời ảnh hưởng đến việc lưu thông, rồi lo chợ hoa phải đóng cửa... Hơn nữa, năm nay dịch bệnh ảnh hưởng nhiều tới kinh tế của các gia đình, nhu cầu mua sắm các loại hoa, cây cảnh sẽ giảm so với mọi năm. “Hi vọng rằng đến cuối năm, dịch bệnh được kiểm soát, thương lái từ nhiều nơi đến đặt hàng, thu mua trở lại với giá phù hợp để cung ứng thị trường, nông dân thu hồi được vốn và có lãi một ít để tái đầu tư sản xuất cho vụ hoa sau”.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho biết: Năm nay, lo ngại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hoa cuối năm, trong kế hoạch sản xuất vụ đông 2021 - 2022, huyện đã chỉ đạo, định hướng để nông dân giảm bớt diện tích trồng hoa khoảng 4% so với cùng kỳ, chỉ còn 720ha để chuyển sang trồng rau, củ, quả phục vụ nhu cầu thực phẩm. Đi đôi với giảm diện tích, huyện tăng cường hỗ trợ nông dân các biện pháp ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích nông dân gieo trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng hoa. Tết này, chủ lực của huyện Mê Linh vẫn là hồng thế, hồng cắt cành, cúc, đào...

Tết Nhâm Dần 2022 đang cận kề, dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng mong rằng, người trồng hoa sẽ sớm đạt nguyện vọng, trúng mùa, được giá, để từng giỏ hoa tươi sẽ đến khoe sắc, cùng nhà nhà, người người đón một cái Tết cổ truyền của dân tộc./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động