Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu

Cận kề Rằm tháng Tám, các làng nghề bánh trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội tất bật vào vụ. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giữ được thương hiệu, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được các cơ sở sản xuất bánh đặc biệt chú trọng.
Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân Thủ đô dịp Tết Trung thu Kiểm tra an toàn thực phẩm bánh Trung thu tại quận Bắc Từ Liêm Hà Nội: Thu giữ 9 tấn thực phẩm phục vụ Tết Trung thu không rõ nguồn gốc

Tất bật vào vụ

Cứ vào dịp tháng 7, tháng 8 âm lịch, đến làng Nội Am (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì) mọi người đều cảm nhận không khí của trung thu bởi hương thơm của bột nếp bánh dẻo, lá chanh, bánh nướng; tiếng lạch cạch vui tai của khuôn gỗ...

Để kịp phục vụ nhu cầu của người dân, các cơ sở sản xuất bánh trung thu thôn Nội Am phải hối hả trong những ngày “chính vụ”. Mỗi ngày, hàng nghìn chiếc bánh chất lượng tốt với nhiều kiểu dáng, kích thước được ra lò.

Ông Hoàng Văn Tươi, chủ cơ sở sản xuất bánh trung thu Tiến Dũng - Vĩnh Thịnh Long cho biết: Trong 15 năm trở lại đây, nghề sản xuất bánh, kẹo phát triển nhưng người dân trong thôn vẫn chú trọng sản xuất bánh trung thu cổ truyền, tạo nét riêng biệt giữa các loại bánh trung thu hiện đại. Theo ông Tươi, để làm nên chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, người thợ phải kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu, xay bột, trộn nhân đến đổ bánh vào khuôn, nướng bánh (đối với bánh nướng). Trong đó, kỳ công nhất là làm nhân bánh.

Các làng nghề bánh trung thu: An toàn thực phẩm được ưu tiên hàng đầu
Đoàn kiểm tra quận Bắc Từ Liêm kiểm tra ATTP tại làng nghề Xuân Đỉnh, Xuân Tảo. (Ảnh: Lê Thắm)

“Không đóng hộp sang trọng, cầu kỳ, cũng không quá cao cấp, đắt tiền như các loại bánh hiện đại, bánh trung thu do các cơ sở, hộ gia đình trên địa bàn xã sản xuất vẫn có sức hấp dẫn riêng với mọi người nhờ hương vị truyền thống và sự mộc mạc đặc trưng. Hiện nay, ngoài hương vị bánh truyền thống, các hộ làm nghề còn sản xuất thêm các loại bánh hiện đại để đáp ứng nhu cầu khách hàng”, ông Tươi chia sẻ.

Được biết, nhằm nâng tầm sản phẩm làng nghề, các gia đình trong thôn Nội Am không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại vào các công đoạn như nhào nha, nướng bánh, đóng gói sản phẩm để nâng cao năng suất lao động, chú trọng bảo đảm ATTP. Ngoài ra, sản phẩm được dán nhãn mác, có thời hạn sử dụng, địa chỉ sản xuất cụ thể...

Tương tự, ghi nhận tại 2 địa điểm làm bánh trung thu truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội là phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm) cho thấy, không khí sản xuất tại các cơ sở vô cùng nhộn nhịp. Ở phường Xuân Tảo, những năm gần đây, nhiều cơ sở sản xuất đã tiếp cận với công nghệ làm bánh tân tiến, đáp ứng nhu cầu thị trường. Toàn bộ công đoạn chế biến, sản xuất đều được sử dụng bằng máy móc công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chị Tô Thị Vân Anh (chủ cơ sở bánh Minh Ý, phường Xuân Tảo) cho hay, gia đình chị đã nhận được đơn đặt hàng và bắt đầu sản xuất bánh từ những ngày đầu tháng 7 (Âm lịch), đến nay, số lượng bánh bán ra ngày càng nhiều. So với năm ngoái, giá bán có tăng lên đôi chút nhưng lượng khách mua bánh tương đối ổn định. Về vệ sinh thực phẩm, theo chị Vân Anh, gia đình chị đã có truyền thống làm bánh trung thu hơn 35 năm, bên cạnh việc cho ra đời những mẻ bánh ngon, đẹp mắt, giá cả phải chăng và hợp với thị hiếu khách hàng thì vấn đề đảm bảo ATTP luôn được đặt lên hàng đầu.

“Chúng tôi luôn kiểm soát kỹ càng mọi khâu trong quy trình làm bánh, ví dụ như sản phẩm đầu vào phải là các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, có tem, giấy tờ kiểm nghiệm…Công nhân làm việc trong xưởng được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ. Quy trình đóng gói khép kín, đảm bảo an toàn… nhờ đó, mới đây 3 sản phẩm bánh trung thu của Minh Ý đã được công nhận OCOP 3 sao”, chị Vân Anh chia sẻ.

Còn theo bà Phạm Thị Thanh Lương, cơ sở bánh trung thu gia truyền Hùng Lương (phường Xuân Đỉnh), gần tới các ngày lễ như rằm, mùng một âm lịch; đặc biệt là tháng 7, lễ Vu Lan báo hiếu, lượng đơn hàng của cơ sở tăng đột biến qua tất cả các kênh phân phối: Bán lẻ tại cửa hàng, sỉ buôn, kênh online. “Mỗi ngày cơ sở bánh trung thu của gia đình tôi xuất xưởng hơn 3.000 bánh, mà không có bánh lưu kho”, bà Lương chia sẻ thêm.

Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm

Càng gần Rằm tháng 8 (âm lịch), các loại bánh trung thu càng được tung ra thị trường với số lượng lớn, mẫu mã đa dạng. Thế nhưng, khi có quá nhiều nhà sản xuất, việc kiểm tra, đảm bảo ATTP đối với mặt hàng này lại trở nên cấp thiết hơn và đặt ra yêu cầu phải được quản lý chặt chẽ để không gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Tại quận Bắc Từ Liêm, những ngày qua, đoàn kiểm tra của quận đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp Tết Trung thu năm 2024 về cơ sở, điều kiện sản xuất, hồ sơ pháp lý, đặc biệt là kiểm tra về nguồn nguyên liệu đầu vào của các cơ sở.

Qua ghi nhận thực tế, các cơ sở sản xuất bánh trung thu đã tuân thủ, chấp hành đầy đủ các quy định về ATTP trong sản xuất bánh trung thu. Về nguồn gốc sản phẩm, hạn sử dụng của nguyên liệu, các cơ sở đã xuất trình được giấy tờ nguyên liệu đầu vào, các mặt hàng sản xuất bánh trung thu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Trưởng phòng Kinh tế quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Văn Ngà - Trưởng đoàn kiểm tra cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về việc bảo đảm an toàn Tết trung thu, UBND quận Bắc Từ Liêm đã xây dựng kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành tổ chức kiểm tra các hộ sản xuất bánh trung thu trên địa bàn quận. Trong đó, đoàn chú trọng kiểm tra 2 phường Xuân Đỉnh và Xuân Tảo là một trong những làng có nghề sản xuất truyền thống từ lâu đời.

Trước khi kiểm tra, UBND quận cũng đã chỉ đạo các phòng, ngành phối hợp với phường Xuân Đỉnh, Xuân Tảo tập huấn, hướng dẫn về ATTP cho các hộ sản xuất bánh Trung thu trên địa bàn phường.

Qua kiểm tra, đoàn ghi nhận sự cố gắng của cơ sở trong công tác bảo đảm vệ sinh, ATTP. Cơ bản, năm nay các cơ sở sản xuất bánh Trung thu đều đáp ứng các tiêu chí về ATTP theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Công Thương. Đặc biệt, sau các đợt kiểm tra, nhận thức và ý thức của người dân và các hộ sản xuất ở đây đã được nâng lên rất rõ rệt. Điều kiện sản xuất, cơ sở vật chất, trang thiết bị được các cơ sở trang bị đầy đủ, cơ bản đáp ứng được các tiêu chí.

“Thời gian tới, quận tiếp tục chỉ đạo các phòng, ngành phối hợp cùng UBND các phường tuyên truyền về ATTP cho nhân dân, đặc biệt, chú trọng bảo đảm ATTP trong dịp Tết Trung thu. Qua đó nâng cao ý thức, nhận thức của các hộ sản xuất kinh doanh cũng như tạo niềm tin cho nhân dân khi sử dụng sản phẩm truyền thống của Xuân Đỉnh, Xuân Tảo trong dịp Tết Trung thu”, ông Ngà nhấn mạnh.

Trước đó, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND về việc đảm bảo ATTP Tết Trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Kế hoạch được triển khai từ ngày 5/8/2024 - 20/9/2024 tại 30 quận, huyện và thị xã. Theo UBND Thành phố, việc triển khai kế hoạch nhằm mục đích đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thực phẩm phục vụ Tết Trung thu, đồng thời thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Đổi mới, đa dạng công tác tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động

Hướng các hoạt động Công đoàn về cơ sở, từ đầu năm đến nay, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân đã tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn quận tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, công tác trọng tâm, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, người lao động.
Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?

Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế. Không ít ý kiến cho rằng đây là bước đi cần thiết để hạn chế đầu cơ, nhưng cách tính và thực thi lại đang khiến nhiều người dân, nhà đầu tư và chuyên gia tài chính tỏ ra băn khoăn.
Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ và là dịp để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Dứa dại và những ngày xanh

Dứa dại và những ngày xanh

Không ai trồng chúng. Cũng không ai gọi tên. Càng không ai có thể nhớ nổi lần đầu tiên bắt gặp một bụi dứa dại là khi nào. Vậy mà bất chợt trong ký ức, chúng hiện lên rõ ràng như thể cả thời thơ ấu đã lặng lẽ trôi qua dưới những tán lá gai góc của loài cây chẳng ai buồn chăm bón, cũng không ai nghĩ sẽ có ngày nhớ đến.

Tin khác

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi, thực hiện các biện pháp xử lý việc xếp hàng giữ chỗ trực tiếp từ sớm, gây mất trật tự công cộng, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội hướng dẫn việc lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi.
Bảo đảm an ninh trật tự Đại lễ Phật đản 2025 tại chùa Quán Sứ

Bảo đảm an ninh trật tự Đại lễ Phật đản 2025 tại chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ những ngày qua đã đón hàng vạn lượt Tăng Ni, Phật tử và du khách thập phương đến chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đằng sau không khí trang nghiêm, thành kính và an toàn tuyệt đối của Đại lễ là sự nỗ lực âm thầm nhưng hết sức quyết liệt của các lực lượng chức năng trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông...
Bố trí hơn 40 căn hộ tái định cư và tạm cư phục vụ hai dự án trọng điểm quận Tây Hồ

Bố trí hơn 40 căn hộ tái định cư và tạm cư phục vụ hai dự án trọng điểm quận Tây Hồ

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chính thức đồng ý bố trí 39 căn hộ tái định cư tại hai quận Tây Hồ và Nam Từ Liêm để phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đặng Thai Mai - giai đoạn 1.
Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025, Hà Nội có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%; thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín có chiều dài khoảng 1,6km với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự kiến, tuyến đường sẽ hoàn thành trong năm 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động