Công đoàn hỗ trợ phương tiện lao động:

Cách làm hay giúp người lao động thoát nghèo

(LĐTĐ) Trao tặng phương tiện lao động được xem là một trong những hoạt động quan trọng và mang tính tiên quyết trong mục tiêu giảm nghèo bền vững cho người lao động nghèo. Nhận thức được điều đó, thời gian qua, LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn quận bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí, giới thiệu việc làm thì còn quan tâm, tìm hiểu đời sống của các hộ nghèo để từ đó hỗ trợ phương tiện sinh kế thích hợp, kịp thời, góp phần nâng cao ý thức của người lao động nghèo tự vươn lên thoát nghèo từ chính sức lao động của mình.
cach lam hay giup nguoi lao dong thoat ngheo Huyện Thanh Oai: Quyết tâm giúp người dân thoát nghèo bền vững
cach lam hay giup nguoi lao dong thoat ngheo Quận Hoàng Mai: Trên 1,3 tỷ đồng hỗ trợ 1784 lượt người nghèo
cach lam hay giup nguoi lao dong thoat ngheo “Người đàn bà nấm” và những ước mơ không mỏi

30 năm quẩy quang gánh đi bán đồng nát

Đến thăm nhà chị Đinh Thị Hoa – gia đình hộ nghèo ở Khu tập thể Văn phòng phẩm Hồng Hà, phường Đồng Mác, phải đợi chị một lúc vì chị còn bận đi chở xe ôm. Công việc trước đây của chị là làm đồng nát, nhưng từ khi có xe máy thì chuyển sang làm xe ôm cho đỡ vất vả.

cach lam hay giup nguoi lao dong thoat ngheo
Chị Hoa chở xe ôm bằng chiếc xe máy được LĐLĐ quận Hai Bà Trưng hỗ trợ.

Chiếc xe này là tài sản có giá trị lớn nhất trong nhà chị, được LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận vận động các doanh nghiệp hỗ trợ phương tiện lao động cho hộ nghèo trên địa bàn quận năm 2018.

Chị Hoa vốn xuất thân từ tỉnh lẻ, bố mẹ mất sớm, lên Hà Nội từ năm 13 tuổi. Từ đó, cuộc đời chị gắn liền với nghề buôn đồng nát. Khi trời tờ mờ sáng cũng là lúc chị Hoa hối hả quẩy đôi quang gánh đi khắp các con phố Hà Nội để nhặt ve chai, thu mua sắt vụn. Chị bảo cái công việc mà không ít người đời cho là ở đáy cùng của xã hội này đã gắn bó với chị gần 30 năm.

Ngày mưa vắng khách, ngày nắng nóng thì việc di chuyển ngoài đường như một cực hình, nhưng chị Hoa vẫn gồng mình chống chọi, chỉ mong có thêm thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Mỗi cuốc xe kết thúc, chị lại tìm về bóng mát, uống vội ngụm nước mang theo để tiết kiệm chi phí.

Nhờ chạy thêm xe ôm mà thu nhập gia đình chị khá hơn trước và còn có phương tiện đưa đón con đi diễn. Chị Hoa hồ hởi khoe: “Cháu gái lớn nhà tôi có khiếu nghệ thuật lắm. Cháu được Đoàn làm phim gọi đi diễn vài phân cảnh nhỏ nên thi thoảng tôi lại chở cháu đi. Có xe máy nên tôi cũng chủ động đưa đón con hơn, có cơ hội gần gũi, quan tâm con nhiều hơn”.

Nghề đồng nát là nghề kén người. Nếu không nhẫn nại, tỉ mỉ, sợ vất vả, khổ sở, không chịu được ánh nhìn khinh bỉ của người khác thì không thể theo nghề này. Bởi vậy, hầu hết những người hành nghề thu mua phế liệu trên từng con đường, góc phố là những người phụ nữ lam lũ, cần cù.

Bao nhiêu năm làm nghề nhưng nhà chị Hoa khó khăn đến độ đồ nghề của chị chỉ là đôi quang gánh, một chiếc cân nhỏ, vài bao tải đựng phế liệu và một cọc tiền lẻ. Ngày ngày, từ sáng sớm đến nhá nhem, chị len lỏi vào từng ngõ hẻm để thu mua đủ thứ thượng vàng hạ cám: Sách cũ, bìa các tông, đồng nhôm, sắt vụn - những thứ tưởng chừng vô dụng nhưng vẫn có thể tái sử dụng, tái chế.

Chị Hoa bảo, nhiều khi còn phải đi bới từng đống rác bên đường xem có thể kiếm được vài cái chai lọ nào không. Cái gọi là đồ bỏ đi của người khác có thể chính là bữa cơm có thịt hay đồng học phí ít ỏi cho những đứa con nhỏ ở nhà. “Mỗi ngày tôi đều đi thu mua sắt vụn từ 6 giờ sáng. Vì là nghề “thời vụ” nên thu nhập của tôi cũng rất bấp bênh. Khi “trúng mối” thì có thể vài trăm nghìn nhưng có những hôm chỉ được vài chục bạc.

Nghề này vất vả lắm, chỉ biết lấy công làm lãi. Kiếm được đồng tiền phải đổi bằng biết bao công sức, đi rạc người cả ngày. Ngày nắng thì da cháy sạm, mặt mày đen nhẻm, nhưng cực nhất là những ngày mưa gió dầm dề, vẫn phải khoác tấm áo mưa mỏng manh, rẽ màn mưa mà đi thu gom phế liệu” – chị Hoa cho biết.

Chị Hoa tâm sự, chồng chị ốm yếu, mắc bệnh hen từ nhỏ nên mỗi năm vào viện điều trị 2 đợt. Mỗi lần như vậy lại tốn cả chục triệu đồng. Đối với gia đình chị còn phải nuôi 2 đứa con ăn học thì số tiền đó không hề nhỏ. Cứ mỗi khi tích góp được một khoản là lại dành để chữa bệnh cho anh, lo ăn học cho bọn trẻ nên không để dư ra được đồng nào. Bao nhiêu năm chị vẫn quẩy quang gánh đi bán đồng nát.

Cuộc đời sang trang mới khi được hỗ trợ xe máy

Nhận thấy hoàn cảnh gia đình chị Hoa, nhiều năm qua, Ủy ban MTTQ phường Đống Mác đã đưa chị Hoa vào đối tượng hộ nghèo để trợ cấp, miễn giảm học phí cho con chị theo diện xoá đói giảm nghèo. Mới đây, LĐLĐ quận cũng đã hỗ trợ gia đình chị một chiếc xe máy để làm phương tiện kiếm sống.

Chủ tịch LĐLĐ quận Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Quang cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 29/5/2018 của UBND quận Hai Bà Trưng về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020 của quận, LĐLĐ quận đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận vận động các doanh nghiệp hỗ trợ phương tiện lao động cho hộ nghèo trên địa bàn quận năm 2018.

Theo đó, LĐLĐ quận Hai Bà Trưng đã hỗ trợ cho 02 lao động nghèo là chị Định Thị Hoa ở phường Đống Mác và chị Nguyễn Thị Len ở phường Cầu Dền 1 chiếc xe máy trị giá 20.000.000 đồng từ nguồn kinh phí tài trợ của Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup. Trong năm 2018, LĐLĐ quận Hai Bà Trưng cũng đã vận động đoàn viên Công đoàn tại các cơ quan, doanh nghiệp đóng góp Quỹ “Vì người nghèo” về Ủy ban MTTQ quận với số tiền là 329.517.200 đồng.

Sau khi được hỗ trợ xe máy, chị Hoa ban ngày vẫn đi buôn đồng nát nhưng chiều đến chị lại chạy thêm xe ôm để kiếm thêm thu nhập. Bất kể ngày nắng hay mưa, ngày nghỉ, lễ, Tết, chị Hoa chọn cho mình một góc riêng đầu ngõ để “cắm chốt” đợi khách hơn năm nay.

Chị Hoa bộc bạch: “Từ ngày có xe máy, cuộc đời tôi như sang trang mới. Tôi có phương tiện để chủ động đi lại. Cái quan trọng nhất là tôi làm thêm nghề chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Những hôm đông khách tôi cũng kiếm được vài trăm nghìn. Mấy ngày Tết đông người gọi nên thu nhập khá lắm, chạy không hết việc”.

Tuy vậy, ngày làm việc của người chạy xe ôm phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Ngày mưa vắng khách, ngày nắng nóng thì việc di chuyển ngoài đường như một cực hình, nhưng chị Hoa vẫn gồng mình chống chọi, chỉ mong có thêm thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Mỗi cuốc xe kết thúc, chị lại tìm về bóng mát, uống vội ngụm nước mang theo để tiết kiệm chi phí. Nhờ chạy thêm xe ôm mà thu nhập gia đình chị khá hơn trước và còn có phương tiện đưa đón con đi diễn.

Chị Hoa hồ hởi khoe: “Cháu gái lớn nhà tôi có khiếu nghệ thuật lắm. Cháu được Đoàn làm phim gọi đi diễn vài phân cảnh nhỏ nên thi thoảng tôi lại chở cháu đi. Có xe máy nên tôi cũng chủ động đưa đón con hơn, có cơ hội gần gũi, quan tâm con nhiều hơn”. Khi trò chuyện với phóng viên, chị Hoa liên tục nói lời cảm ơn tới LĐLĐ quận Hai Bà Trưng và các tổ chức đoàn thể đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho gia đình có cơ hội được lao động thoát nghèo.

Thực tế, hoạt động phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể về giảm nghèo bền vững những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay trong đó, trao phương tiện cho các lao động nghèo là cách làm khá hiệu quả. Trong đó, cái quan trọng nhất là những hỗ trợ đó không tập trung vào việc đưa đến “cái ăn trước mắt” mà là những phương tiện để họ có thể lao động lâu dài.

Và nhiều thay đổi thực sự đến với họ đó chính là thái độ lao động. Điều đó quan trọng hơn số tiền được hỗ trợ. Đó chính là phương tiện thoát nghèo bền vững thực sự mà chương trình của LĐLĐ quận Hai Bà Trưng đem đến.

Có thể nói, hoạt động trao phương tiện sinh kế đã được LĐLĐ quận Hai Bà Trưng triển khai thực hiện trong thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, những hộ được trao tặng phương tiện sinh kế, vốn sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả. Qua đó, đã mở ra nhiều cơ hội cho người lao động nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động