Cải tạo, xây mới chung cư cũ: Kỳ vọng những đột phá mới

(LĐTĐ) Hơn 1 năm trở lại đây, công tác cải tạo chung cư cũ đã được khởi động trở lại với những quyết sách kịp thời. Những “nút thắt” dần được gỡ bỏ đã mang lại kỳ vọng lớn hơn cho công tác cải tạo, xây mới chung cư cũ, vốn dĩ là bài toán khó bấy lâu nay.
Hướng mở cho việc cải tạo chung cư cũ Tìm hướng tăng tốc cải tạo chung cư cũ Hà Nội: Tạm cấp hơn 22 tỷ đồng để lập đồ án quy hoạch xây dựng, cải tạo chung cư cũ

Tìm hướng tăng tốc

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ cho các địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, ngay lập tức, các nhiệm vụ tương quan đã được các cấp, ngành của thành phố Hà Nội tích cực vào cuộc. Cụ thể, các sở, ngành liên quan đã bắt tay lập kế hoạch về triển khai Nghị định 69; nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng chung cư cũ; tổng kiểm tra rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng chung cư cũ; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội - đợt 1… lần lượt được ban hành.

Cải tạo, xây mới chung cư cũ: Kỳ vọng những đột phá mới
Công tác cải tạo chung cư cũ được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá trong năm 2023.

Đặc biệt, từ đầu năm 2022, thành phố Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn, đồng thời ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐ về việc đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tái định cư, chỉnh trang, tái thiết đô thị, góp phần phát triển đô thị và kinh tế đô thị toàn thành phố trong giai đoạn tới. Trong đó, giao cho chính quyền cấp quận hoàn thành công tác di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm cấp D, thời gian phá dỡ dự kiến từ quý III/2023.

Tiếp đó, tại kỳ họp giữa năm 2022, Chủ trương cải tạo chung cư cũ cũng đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua khi phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Trong đó phấn đấu đến năm 2030 triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ, gồm: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân và bốn khu có nhà nguy hiểm cấp D, gồm các khu tập thể Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp.

Song song với đó, “nút thắt” về nguồn vốn cũng được khơi thông khi Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố thống nhất bố trí nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ chung cư cũ. Trong đó, riêng năm 2022 là 128 tỷ đồng để các quận, huyện có thể triển khai ngay. Đây là những quyết sách kịp thời để Thành phố tái khởi động lại chương trình cải tạo chung cư cũ vốn đã ì ạch bấy lâu nay.

Là địa bàn có số lượng tòa chung cư cũ nhiều nhất của Thành phố cũng là quận có đến 8/10 khu chung cư được lựa chọn trong đợt 1, thời gian qua, quận Đống Đa đã đẩy mạnh việc điều tra hiện trạng và giao đơn vị chủ đầu tư xây dựng đề cương, lập quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ trên địa bàn.

Theo báo cáo, quận Đống Đa có 12 khu chung cư cũ và 517 nhà, đơn nguyên với tổng diện tích đất tự nhiên của các nhà chung cư là 184,9ha (chiếm 18,6% diện tích đất tự nhiên của quận), dân số khoảng 57.700 người (chiếm 15,6% dân số của quận). Đa phần, các nhà chung cư, tập thể cũ trên địa bàn quận được xây dựng từ những năm 60 - 80 của thế kỷ trước và đến nay cơ bản đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp.

Theo Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận có 459 nhà chung cư thực hiện kiểm định, 1 nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D tại địa chỉ số 51 Huỳnh Thúc Kháng thực hiện công tác di chuyển các chủ sở hữu để tiến hành dự án cải tạo, xây dựng lại. Thời gian qua, quận đã đẩy mạnh công tác thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ trên địa bàn, xây dựng các kế hoạch thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy và Chương trình công tác số 03, 05 về xây dựng, phát triển, chỉnh trang đô thị của Quận ủy Đống Đa nhiệm kỳ 2020-2025. Quận Đống Đa đã thành lập Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn, xây dựng kế hoạch triển khai các công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn và tập trung các nhiệm vụ.

Theo lãnh đạo quận Đống Đa, trong năm 2023, quận triển khai đồng bộ công tác khảo sát, đánh giá hiện trạng, nghiên cứu ranh giới lập quy hoạch chi tiết các khu chung cư cũ trên địa bàn. Lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trong quý I/2023. Triển khai hoàn thành công tác kiểm định đối với 138 nhà chung cư đợt 1 trong quý I/2023. Báo cáo đề xuất kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm định các nhà chung cư tiếp theo trong quý II/2023. Đi đôi với đó, quận sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Kế hoạch Đầu tư chấp thuận phương án bồi thường và tạm cư để phục vụ công tác triển khai dự án xây dựng lại nhà chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng trong năm 2023.

Sẵn sàng các quỹ nhà

Song song với công tác tổng kiểm tra, rà soát, mới đây, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, Thành phố dự báo tổng nhu cầu tái định cư để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn Thủ đô là khoảng 16.186 căn, tương đương 1.294.880m2 sàn nhà ở. Ngoài ra, cần khoảng 1.200 căn hộ, tương đương 91.200m2 sàn dự kiến phục vụ nhu cầu bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Việc cải tạo, xây dựng mới các khu tập thể cũ thời gian qua diễn ra chậm là do những vướng mắc về cơ chế và thiếu sự đồng thuận của một bộ phận người dân. Trong đó, khó khăn nhất là việc cân đối lợi ích của 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Phía doanh nghiệp không mặn mà do lợi ích từ việc cải tạo chung cư cũ không hấp dẫn.

Trong khi đó, yêu cầu đặt ra là không gia tăng mật độ dân cư, điều chỉnh quy hoạch, nâng chiều cao xây dựng.Tuy nhiên, với việc Chính phủ náo nút thắt từ việc ban hành Nghị định số 69 và sự quyết liệt trong công tác điều hành của UBND thành phố Hà Nội, hy vọng quá trình cải tạo, xây mới nhà chung cư cũ sẽ theo đúng lộ trình.

Tuy nhiên, UBND Thành phố dự kiến giảm trừ 558 căn (khoảng 44.640m2 sàn nhà ở) tại các quỹ nhà đã hoàn thành, chưa bố trí tái định cư và dự kiến khoảng 60% người dân nhận hỗ trợ tái định cư bằng tiền để tự lo chỗ ở (khoảng 9.711 căn, tương đương khoảng 776.880m2 sàn).

Vì vậy, chỉ tiêu phát triển nhà ở tái định, bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư giai đoạn 2021-2025 chỉ còn là 7.117 căn, tương đương khoảng 564.560m2 sàn nhà ở.

Về khả năng đáp ứng, UBND thành phố cho biết, hiện có 15 dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở tái định cư giai đoạn 2021-2025 đang triển khai, có khả năng hoàn thành với 5.219 căn, tương đương khoảng 418.000m2 sàn.

Như vậy, nhu cầu tái định cư, chỗ ở tạm thời của Thành phố cần đầu tư xây dựng mới là 1.898 căn, tương đương khoảng 151.840m2 sàn. Do đó, trong giai đoạn 2021-2025, nếu đầu tư mới 3 dự án tại các khu đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng tại Hoàng Mai, Đông Anh với khoảng 1.712 căn (tương đương 137.000m2 sàn) sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu tái định cư của thành phố giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, để bảo đảm sẵn quỹ nhà chuyển tiếp từ giai đoạn 2021-2025, gối đầu phục vụ nhu cầu tái định cư cho các dự án đầu tư có giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo (sau năm 2025) và dự phòng quỹ nhà phục vụ bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, Thành phố cần chuẩn bị đầu tư 1 dự án xây dựng nhà ở tái định cư.

Để hoàn thành kế hoạch, UBND Thành phố xác định tập trung hoàn thành 15 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư đang triển khai có khả năng hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025; đôn đốc, rà soát việc tiếp tục triển khai 6 dự án đầu tư dự kiến hoàn thành sau năm 2025 với khoảng 400.200m2 sàn nhà ở. Đồng thời, bố trí vốn ngân sách để mua lại một số quỹ nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo phương thức đặt hàng và hoàn trả kinh doanh xây dựng tại một số dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo phương thức đặt hàng có quỹ nhà tái định cư phải bàn giao cho thành phố. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng mới 4 dự án với tổng diện tích đất khoảng 5,4ha với 3.617 căn hộ, tương đương 289.360m2 sàn nhà ở; trong đó có 3 dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch, hàng năm, Thành phố sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá cụ thể nhu cầu tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố để đề xuất lộ trình, mô hình đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư phù hợp thực tế hoặc thực hiện mua lại các quỹ nhà ở thương mại, sử dụng quỹ nhà ở xã hội để tạo lập quỹ nhà ở phục vụ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời để điều chỉnh kế hoạch này cho phù hợp. Để triển khai kế hoạch này, UBND Thành phố dự kiến cần khoảng 5.251,8 tỷ đồng để hoàn thành phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong thời gian thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư giai đoạn 2021-2025.

Theo Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội Bùi Tiến Thành, Thành phố đặt kế hoạch tổng rà soát, khảo sát, phấn đấu hoàn thành kiểm định tất cả chung cư cũ trên địa bàn thành phố trước quý IV-2023. Từ mục tiêu này, các quận, huyện được phân cấp chủ động triển khai thực hiện công tác kiểm định, lập quy hoạch chi tiết. Hiện, Sở Xây dựng đang yêu cầu các quận, huyện báo cáo kết quả thực hiện để có cơ sở báo cáo UBND Thành phố./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...

Tin khác

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Xem thêm
Phiên bản di động