Cần cân nhắc áp dụng cơ chế hậu kiểm với gói hỗ trợ dịch Covid-19

Sau khi điều chỉnh lịch làm việc, sáng 25/7, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (trong đó có nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới).
Việt Nam tiếp nhận 3 triệu liều vắc xin Moderna của Hoa Kỳ hỗ trợ Hà Nội công bố mức xử phạt 16 hành vi vi phạm phòng, chống dịch Covid-19 Chủ tịch thành phố Hà Nội: Xử phạt nghiêm người ra đường không vì mục đích thiết yếu

Tại phiên thảo luận, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cơ bản thống nhất với nhận định, đánh giá của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Đề cập đến gói hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tác động lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân; đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, gói hỗ trợ đầu tiên 62 nghìn tỷ chưa được triển khai kịp thời và kết quả chỉ thực hiện được 36 nghìn tỷ.

Cần cân nhắc áp dụng cơ chế hậu kiểm với gói hỗ trợ dịch Covid-19
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) đề nghị cần cân nhắc áp dụng cơ chế hậu kiểm với gói hỗ trợ dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, rút kinh nghiệp từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ, tại gói hỗ trợ thứ 2 là 26 nghìn tỷ, Chính phủ đã xây dựng và triển khai trên tinh thần khẩn trương, thông thoáng. “Đổi mới là điều hết sức trân trọng, nhưng nếu không thận trọng thì chúng ta sẽ chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, tức là cần khẩn trương nhưng phải đúng đối tượng, không phô trương, không hình thức. Đồng thời, cần cân nhắc áp dụng cơ chế hậu kiểm đối với gói hỗ trợ vì khi kê khai, người dân chỉ biết nộp hồ sơ, còn xác nhận tính đúng đắn thuộc về cơ quan công quyền”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai bày tỏ.

Đề cập đến Dự thảo Nghị quyết về nội dung phòng, chống Covid-19, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đánh giá, những nội dung Chính phủ trình là đúng đắn, bảo đảm tính linh hoạt. Tuy nhiên, cần lưu ý về phạm vi điều chỉnh chỉ áp dụng đối với các biện pháp phòng, chống Covid-19. Về thời hạn, cần khống chế thời hạn nhất định. Đồng thời, cần xác định cụ thể trách nhiệm, đặc biệt là cần có biện pháp phòng tránh việc lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.

Cũng đề cập đến công tác phòng, chống dịch Covi-19, tại phiên thảo luận đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) đánh giá, thời gian qua nhiều địa phương đã có những cách làm rất sáng tạo, khoa học trên cơ sở nắm chắc tình hình và đánh giá chính xác nguy cơ xâm nhập lây lan của dịch đã đưa ra những biện pháp phù hợp, từ đó hạn chế tối đa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân. Có những địa phương còn áp dụng những biện pháp đón đầu dịch như tăng cường xét nghiệm ngẫu nhiên và từ đó đã không để mất thời điểm vàng trong chống dịch.

Tuy nhiên, cũng xuất hiện văn bản của một số địa phương gây tranh cãi, áp dụng những biện pháp thái quá gây khó khăn cho người dân, người lao động và doanh nghiệp. Ví như có địa phương không cho xe chở nông sản thông quan mặc dù có giấy xác nhận an toàn dịch.

Cần cân nhắc áp dụng cơ chế hậu kiểm với gói hỗ trợ dịch Covid-19
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) phát biểu tại phiên thảo luận sáng ngày 25/7.

Trước thực trạng này, đại biểu Đoàn Bắc Kạn đánh giá cao việc Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo vấn đề trên, đặc biệt là tại Công điện ngày 5/6 của Thủ tướng cũng đã nêu rõ một số nơi áp dụng biện pháp cứng nhắc, cực đoan gây nguy cơ làm gãy chuỗi cung ứng sản xuất quy mô lớn; đồng thời Thủ tướng cũng đã giao trực tiếp cho từng Bộ trưởng phải rà soát và xử lý ngay tình hình này.

“Việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vừa qua đã khắc phục tâm lý coi thường, nhờn các quy định trong phòng, chống dịch Covid-19. Rất nhiều hành vi vi phạm, kể cả khai báo y tế không trung thực cũng đã được xử lý nghiêm trong đợt bùng phát dịch thứ tư và đã có nhiều biện pháp chế tài được đặt ra bao gồm cả xử lý kỷ luật về Đảng, thậm chí là khởi tố về hình sự… Thái độ dứt khoát của biện pháp mạnh đã có tác dụng răn đe và ghi nhận tại các trạm y tế xã, phường thời gian qua cho thấy là số lượng người đến khai báo y tế gia tăng rất mạnh, đồng thời khắc phục được việc khai báo qua quýt, thiếu trung thực như trước đây”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho hay.

Nhấn mạnh bài học huy động sức dân vẫn còn nguyên giá trị, bà Nguyễn Thị Thuỷ cho biết trong suốt thời gian chống dịch trong khi nhiều hoạt động kinh tế bị chậm lại, phong trào tương thân tương ái đóng góp trong phòng, chống dịch lại nở rộ ở khắp nơi trên khắp cả nước. Những câu chuyện về tấm lòng thơm thảo nghĩa cử cao đẹp cười trong chống dịch không thể kể hết được và không chỉ có các cá nhân, doanh nghiệp mà cả các cụ già em nhỏ và những người lao động vốn cuộc mưu sinh còn nhiều khó khăn cũng đều chung tay giúp đỡ.

Gần đây nhất là kêu gọi đóng góp quỹ vắc xin càng thấy được tấm lòng của người dân doanh nghiệp và không chỉ là chung tay đóng góp về vật chất mà còn là sự đồng lòng của người dân trong việc chấp hành 5K suốt hơn 1 năm qua. Có thể nói, Covid-19 đã thực sự trở thành phép thử đối với tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm công dân.

“Những khó khăn của nền kinh tế trong đại dịch đang ngấm ngày càng sâu vào từng người lao động và từng doanh nghiệp. Do đó quyết định của Đảng, Nhà nước tiếp tục triển khai gói hỗ trợ an sinh mới thực sự là một quyết sách rất kịp thời và hợp lòng dân và để đóng góp cho công tác này”, đại biểu Đoàn Bắc Kạn nhấn mạnh.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030 được quy định tại Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động