Cần có chính sách cơ cấu nợ cho doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp vận tải cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong đó, cùng với việc đảm bảo cho ngành vận tải lưu thông hàng hóa thông suốt, thì việc cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp vận tải cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm trong thời điểm này.
Kiến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố Kiến nghị lùi thời gian lắp camera giám sát hành trình Hỗ trợ kịp thời để giữ chân người lao động

Theo phản ánh của các doanh nghiệp vận tải, hiện nay một số tỉnh, thành phố vẫn còn hiện tượng yêu cầu thay thế lái xe của địa phương; quy định giá trị hiệu lực của giấy xét nghiệm SARS-COV-2 là 24 giờ hoặc 48 giờ ngắn hơn so với hướng dẫn của Bộ Y tế là 72 giờ. Bên cạnh đó, giấy xét nghiệm SARS-COV-2 còn giá trị, nhưng vẫn yêu cầu lái xe xét nghiệm lại; phải đăng ký phương tiện vận chuyển hàng hóa với Sở Công thương trước khi vào địa phương...

Trước những bất cập này, để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mới đây Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng xe ôtô trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp. Qua đó, tháo gỡ khó khăn cho các phương tiện vận tải hàng hóa, gắn với việc đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.

Cần có chính sách cơ cấu nợ cho doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh vận tải . (Ảnh minh họa)

Song song với công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải lư thông hàng hóa, một trong những khó khăn nữa mà các doanh nghiệp vận tải đang vướng mắc đó là các khoản nợ. Trong đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp không thể đảm bảo trả nợ ngân hàng theo đúng kỳ hạn. Do đó, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cần có chính sách cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp vận tải.

Ông Đỗ Văn Bằng – Chủ hãng xe Sao Việt cho rằng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần sớm sửa đổi Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 về các hình thức giãn nợ gốc, nợ lãi và thời gian thu hồi vào thời điểm nào để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Theo ông Bằng, Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 về giãn nợ lãi, nợ gốc của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp đã rất kịp thời đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp và cả phía các ngân hàng thương mại và khi đó không ai nghĩ dịch Covid-19 lại bùng phát và diễn biến phức tạp như hiện nay. Do đó, Thông tư 01 là giải pháp tức thì, khi dịch bùng phát lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước có Thông tư 03 để thay thế Thông tư 01, thời điểm đó chưa có dự kiến rủi ro như khi bùng phát dịch lần thứ 4.

“Ngày 26/8 vừa qua, tôi có làm việc với một số ngân hàng thương mại. Và hiện họ vẫn đang chờ Thông tư chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng cũng thừa hiểu hiện các doanh nghiệp vận tải khách gần như tê liệt và từ nay đến cuối năm cũng không thể phục hồi được. Nhưng nếu không có chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước thì họ vẫn phải triển khai thu hồi nợ, mà hiện các doanh nghiệp không có gì để đóng”, ông Bằng chia sẻ.

Đại diện hãng xe Sao Việt cũng cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc thu hồi tài sản của doanh nghiệp trong lúc này là điều không thể; mà đẩy nhóm nợ (chuyển nợ xấu) thì sẽ mất uy tín của doanh nghiệp, đồng thời uy tín của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Theo quy định nếu doanh nghiệp bị xuống hạng tín dụng thì 3 năm liên tục sẽ không được hỗ trợ vay vốn, cùng đó các đối tác cũng không thể hợp tác khi doanh nghiệp ở vào nhóm nợ xấu.

Liên quan đến khó khăn của các doanh nghiệp vận tải, ông Nguyễn Công Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, dịch bệnh Covid-19 đã khiến vận tải khách kiệt quệ, nhiều doanh nghiệp trên bờ vực phá sản. Trong thực tế đại dịch Covid-19 đã qua 18 tháng, khi ban hành Thông tư 03 tại thời điểm tháng 4/2021, Ngân hàng Nhà nước chưa lường được dịch lần 4 nghiêm trọng như hiện nay nên đã quy định thời hạn cơ cấu nợ không vượt quá 12 tháng là không thực tế. Với quy định này, cùng với khó khăn hiện tại nhiều doanh nghiệp không thể cơ cấu lại được các khoản nợ, trong khi đó, khó khăn lại chồng chất khó khăn vì doanh nghiệp không đủ điều kiện để tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Chính phủ.

Diễn biến dịch Covid-19 có nhiều biến đổi phức tạp có thể kéo dài sang năm 2022 các doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn do vậy, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ sửa đổi Thông tư 03 theo hướng thời gian, cơ cấu lại trong trường hợp kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ không vượt quá 36 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay (thời điểm khách hàng phải trả hết toàn bộ nợ gốc và lãi theo hợp đồng đã ký).

Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh hiện nay doanh nghiệp không thể trả nợ trước 31/12/2021 theo quy định Thông tư 03 do doanh nghiệp vừa trải qua gần 2 năm đầy khó khăn, không thể có ngay dòng tiền một lúc để trả nợ cho toàn bộ khoản vay được cơ cấu trong lúc dịch bệnh, doanh thu giảm 80%, thì quy định như vậy gây vướng cho doanh nghiệp và tổ chức tín dụng có muốn cứu doanh nghiệp cũng ko có đủ cơ sở.

Do đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các khoản nợ phát sinh trước ngày 1/5/2021 cũng được cơ cấu nợ. Ngoài ra, đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ thực hiện cấp bù lãi suất cho các Ngân hàng thương mại, để các Ngân hàng thương mại giảm lãi suất vay cho doanh nghiệp với mức giảm từ 3%/năm.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Xem thêm
Phiên bản di động