Cần có chính sách đồng bộ, quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ngày 26/10, tham gia góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bày tỏ nhất trí cao với mục tiêu trong nhiệm kỳ tới sẽ chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng Tập trung sửa đổi 3 quyết định về tài chính công đoàn Hơn 30 nghìn người tham gia thi tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019

Theo ông Vũ Mạnh Tiêm, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được nhiều lần được Nghị quyết Đại hội Đảng xác định là khâu đột phá nhưng sự đột phá còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cũng như mong muốn của đất nước.

Cần có chính sách đồng bộ, quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Lấy ví dụ từ giai cấp công nhân hiện nay, ông Tiêm cho biết: Theo điều tra từ năm 2019, công nhân lao động cả nước ở trình độ tiểu học, trung học cơ sở (cấp 1, cấp 2) vẫn còn khoảng hơn 30%; trình độ trung học phổ thông (cấp 3) trở lên khoảng 68%. Về đào tạo nghề cho công nhân lao động, mặc dù doanh nghiệp đã cố gắng tham gia đào tạo, nhưng mới dừng lại ở 43%, nhất là lao động có trình độ tay nghề, bậc thợ (từ bậc 4 đến bậc 7) còn rất khiêm tốn, công nhân bậc cao rất ít, khan hiếm.

Đặc biệt, trong 5 năm qua, việc công nhân lao động học về tin học, ngoại ngữ chỉ khoảng 9,5-10%. Những số liệu trên là chất lượng nguồn nhân lực thực tế, trong khi giai cấp công nhân được xác định là lực lượng đi đầu trong công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, theo ông Vũ Mạnh Tiêm, cùng với điều kiện khoa học công nghệ chưa được đồng bộ, nên năng suất lao động của chúng ta hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực, kéo theo thu nhập của người lao động ở mức thấp. Và khi thu nhập thấp, đồng nghĩa với việc công nhân lao động phải tăng số giờ làm thêm.

Hiện nay, phần lớn công nhân lao động đang làm việc 48 giờ/tuần nhưng trong thực tế, công nhân lao động làm việc 60 giờ trở lên, thậm chí đến 70 giờ/tuần, đây là điều rất đáng quan tâm, bởi với thời gian làm việc như vậy, làm sao công nhân có thời gian để học tập.

"Chúng tôi rất đau đáu và cảm thấy lo lắng cho tương lai đội ngũ lao động trực tiếp của đất nước. Vì vậy, rất mong có sự đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chúng tôi rất mong công nhân lao động được học tập suốt đời, được nâng cao trình độ đào tạo tại đơn vị. Điều này rất cần sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, người sử dụng lao động", Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bày tỏ.

Phân tích những hạn chế hiện nay, khi xu thế thế giới đi vào thời đại kỹ thuật số, hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0, trong điều kiện công nghệ của Việt Nam còn thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đang thâm dụng lao động là chính (điển hình như các ngành như điện tử, dệt may, thủy sản…), theo ông Tiêm, có nâng cao tay nghề cho công nhân, mới có cơ hội nâng cao được thu nhập.

Đề cập đến thời gian làm việc, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Trong sửa đổi Bộ luật Lao động, chúng tôi đang đấu tranh để thời gian tới công nhân chỉ phải làm việc 44 giờ/tuần, từ đó mới có thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, tham gia học tập, nâng cao trình độ…

"Chúng tôi rất mong trong Nghị quyết Đại hội Đảng ban hành tới đây, trong chính sách phải có sự đồng bộ giữa giáo dục – đào tạo – khoa học công nghệ và chính sách cải cách tiền lương, an sinh xã hội, qua đó tạo động lực để mọi người dân cùng tích cực tham gia học tập. Đấy mới là mục tiêu cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới", ông Vũ Mạnh Tiêm đề xuất.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động