Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Các ý kiến đề nghị cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét như thế nào là người tài ở tất cả các lĩnh vực; trước hết là phải thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì chắc chắn mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá.
Nhân sự chủ chốt tỉnh Đồng Nai thay đổi làm chậm tiến độ thu hồi đất sân bay Long Thành Đề xuất Tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Quan tâm đến dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội tham gia góp ý về vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài quy định tại Điều 17 của dự thảo Luật. Các ý kiến đề nghị quy định này trong dự thảo Luật cần đảm bảo tính khả thi, cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét, trước hết là cần thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá trong thu hút, trọng dụng nhân tài.

Đại biểu Quốc hội: Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài
Đại biểu Trương Xuân Cừ, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Trao đổi bên hàng lang Quốc hội, đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, chủ trương thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được nhiều đại biểu rất quan tâm.

Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Và mới đây, ngày 31/7/2023, Chính phủ đã ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo ông Trương Xuân Cừ, lịch sử đã chứng minh một đất nước phát triển, thậm chí phát triển vượt bậc thì cần trọng dụng nhân tài, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, trọng dụng nhân tài để phát huy, phát minh khoa học, công nghệ, nếu không thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong quá trình hội nhập.

Mặc dù chủ trương đã có từ lâu, lịch sử phát triển đất nước cũng chứng kiến rất nhiều nhưng đại biểu cho rằng, vào thời điểm này, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài như thế nào thì cần được tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các đề án cụ thể.

Có 2 vấn đề trong Chiến lược quốc gia mà Chính phủ đã nêu ra. Thứ nhất, vấn đề thu hút, như thế nào là người tài? Đại biểu Trương Xuân Cừ cho rằng, mặc dù trong Chiến lược quốc gia đã nêu ra vấn đề thu hút nhân tài đối với sinh viên, đối với các nhà quản lý, doanh nhân, nhà khoa học… để cụ thể hóa đối với những người tài. Tuy nhiên để quy định này thiết thực, cần tiếp tục tính toán, xây dựng cụ thể.

Thứ hai, vấn đề trọng dụng, trọng dụng nên tập trung vào đâu? Theo đại biểu Trương Xuân Cừ, trọng dụng có rất nhiều cơ chế, chính sách như cơ chế, chính sách về tiền lương, về đào tạo, bồi dưỡng… đều cần được tính toán, nghiên cứu.

“Tóm lại, để cụ thể hóa quy định này, cần tính toán xem xét kỹ lưỡng. Đây là vấn đề không mới nhưng mỗi thời kỳ, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài có cách thể hiện khác nhau”, ông Cừ nêu rõ.

Cũng theo đại biểu Trương Xuân Cừ, như thế nào là người tài ở tất cả các lĩnh vực thì cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn khác nhau để xem xét. Trước hết là phải thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì chắc chắn mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá. Nhân tài trên tất cả các lĩnh vực, nhất là nhân tài là các cán bộ chiến lược cũng cần được tính toán mang tầm quốc gia, thậm chí liên quan cả tầm quốc tế, do đó cần hết sức thận trọng.

Đại biểu Quốc hội: Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài
Đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Cũng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) nêu rõ, muốn thu hút được nhân tài thì cần thông qua chính sách tuyển dụng.

Tuy nhiên, ông Hoàng Văn Cường cho rằng, vấn đề quan trọng hơn là vấn đề sử dụng được nhân tài đó để phát huy các khả năng cống hiến của họ. Do đó, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này cần thiết kế các điều kiện như thể chế để tăng tính sáng tạo, tính năng động đề xuất của các cán bộ làm việc cho thủ đô.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ, vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài cần có sự vượt trội, không phải tuân thủ theo các quy định thông thường, lúc đó chúng ta mới huy động được khả năng đóng góp, sáng tạo, vượt trội của những nhân tài này.

Đồng thời cần có cơ chế để đánh giá sự đóng góp, sự cống hiến của những tài năng vượt trội, thông qua đó, một mặt tiếp nhận những đóng góp của họ, mặt khác, ghi nhận để tạo sự động viên, tạo ra môi trường mới, vị thế mới cho chính những nhân tài này có thể phát huy và đóng góp nhiều hơn nữa.

Đại biểu Quốc hội: Cần có tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét thế nào là người tài
Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông

Để quy định về thu hút, trọng dụng nhân tài đảm bảo tính khả thi, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) đề nghị giao cho Hội đồng nhân dân thành phố quy định cụ thể các đối tượng thu hút, phân loại. Quy định về chế độ chi ngân sách cho phù hợp trong bổ nhiệm, tuyển dụng.

Đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, hiện nay trọng dụng nhân tài có thể nói bất kỳ địa phương nào cũng thế, trong một cơ quan nào cũng thế. Nếu thiếu những người có chuyên môn tốt, những người giỏi thì rất khó, lãnh đạo rất vất vả.

Theo đại biểu Dương Khắc Mai, dự thảo Luật quy định trưng dụng những người có trình độ, kể cả người nước ngoài, nhưng không quy định về các quy chuẩn cho vấn đề này. Do đó, đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu, xem xét tiêu chuẩn, quy chuẩn để trưng dựng những người có trình độ, người nước ngoài.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy giao thông Hà Nội đồng bộ. Khi đi vào cuộc sống, Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Xem thêm
Phiên bản di động