Cần lồng ghép các yếu tố văn hóa mới vào lễ hội
Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2020 | |
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị tạm dừng tổ chức các lễ hội chưa khai mạc để phòng chống dịch |
Phục dựng, bảo tồn nhiều lễ hội đã “vắng bóng”
Dân tộc La Chí hay còn gọi là Thổ Đen, Mán, Xá sống tập trung ở hai tỉnh Hà Giang và Lào Cai với nghề trồng lúa nước trên ruộng bậc thang và các nghề thủ công như dệt vải bông, đan lát, một số nơi có nghề rèn. Văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc La Chí rất phong phú, nổi bật là việc lễ bái tổ tiên.
Ảnh minh họa: Cao Tiến |
Một trong những lễ nghi đối với người dân hàng năm là lễ liên quan đến gieo trồng, thu hoạch lúa, đây cũng là tín ngưỡng của người La Chí. Những ngày tết, lễ, trai gái thường hát đối đáp, chơi đàn tính 3 dây và thường sử dụng lá cây làm đàn môi. Trống, chiêng được dùng phổ biến trong các nghi lễ cúng bái. Theo Bộ VHTT&DL, Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) là một trong những lễ hội đặc sắc được phục dựng trong Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa năm 2020.
Bên cạnh đó, Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái cũng được phục dựng bảo tồn mang lại niềm vui cho người dân ở tỉnh miền núi này. Lễ hội dân gian là một phần thiết yếu trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người Thái Yên Bái. Theo chu kỳ một năm, đồng bào có nhiều lễ hội lớn mang tính chất cộng động làng bản như: Lễ xên bản, xên mường, xên đông, lễ hội cầu mưa, lễ hội xuống đồng, lễ hội xên lẩu nó, lễ hội xé then…cho tới các lễ hội trong phạm vi gia đình như các nghi thức cúng vía “tám khuôn”, các lễ cúng ruộng “tám tế na”, cúng vía trâu “tám khuôn quai” hay các nghi thức khác liên quan tới thờ cúng tổ tiên và các nghi thức gia đình mà trong đó tết “Síp xí” rằm tháng bảy là một trong những tết lớn nhất của người Thái ở Yên Bái.
Người Thái Yên Bái có kho tàng nghệ thuật dân gian rất phong phú. Các làn điệu dân ca, dân vũ, sinh hoạt văn hoá dân gian được tổ chức thường xuyên trong đời sống hàng ngày của người dân. “Khắp”, “Then” được thể hiện trong các hội xuân, hát gọi người yêu, đám cưới, đám tang. Đồng bào Thái có phong cách sống bình lặng nhưng lãng mạng, yêu thích các sinh hoạt cộng đồng, sẵn sàng tham gia các cuộc vui nhất là các đêm “khắp báo xao” (hát đối đáp), hội xòe, hội nàng Han, hội chơi hang Thẩm Lé vào tháng giêng, nhiều trò chơi như “Hạn khuống”, ném còn, đánh yến, “Tómáklẹ” (chọi quả lẹ)...
Một lễ hội không kém phần đặc sắc khác chính là Lễ hội truyền thống dân tộc Shi La, tỉnh Lai Châu.Dân tộc Si La còn có tên gọi khác là Cú Dé Xử, Khả Pẻ, sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Trước kia người dân tộc Si La quen du cư, du canh, gần đây đã biết kết hợp vừa làm nương, vừa làm ruộng nước, sống định cư trồng lúa, ngô và chăn nuôi.
Đồng bào Si La sống quây quần thành bản nhỏ, kín đáo, ở nhà đất hay nhà vách nứa, thường không có vườn, bếp đặt ở giữa nhà. Dân tộc Si La có nền văn hóa đa dạng, nguyên bản và phong phú như: Hát giao duyên giữa nam nữ thanh niên, hát sử ca. Nhưng có lẽ, trang phục truyền thống mới là một thành tố quan trọng làm nên bản sắc của người Si La. Quá trình sinh sống gắn bó lâu dài với tự nhiên, dân tộc Si La đã tạo ra bộ trang phục truyền thống gần gũi với thiên nhiên, thể hiện đậm nét văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc mình.
Ngoài ra, Thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020, nhóm dự án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa do Bộ VHTT&DL lựa chọn còn có các lễ hội truyền thống như: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống tỉnh Bình Phước; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia-rai, tỉnh Kon Tum.
Loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục
Để thống nhất về quy trình, thủ tục và tiến độ đảm bảo đúng mục tiêu đề ra, Bộ VHTT&DL đề nghị các Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh thực hiện khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về lễ hội được bảo tồn phục dựng, bao gồm: Tên lễ hội, thời điểm diễn ra lễ hội, mục đích, ý nghĩa của việc bảo tồn, phục dựng lễ hội để nghiên cứu phục dựng và bảo tồn. Căn cứ vào thời gian dự kiến tổ chức bảo tồn, phục dựng Lễ hội, các Sở chủ động xây dựng chi tiết báo cáo khảo sát, báo cáo khảo tả Lễ hội để thẩm định trước thời điểm diễn ra Lễ hội ít nhất 20 ngày. Căn cứ Kết luận thẩm định của Bộ VHTT&DL, các Sở tiếp thu, tổ chức bảo tồn, phục dựng Lễ hội.
Bộ VHTT&DL cũng đưa ra những nội dung cần lưu ý khi tổ chức phục dựng Lễ hội: Cần chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Thông qua lễ hội, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tâm linh của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.
Các Lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm. Lễ hội dân gian truyền thống không nên tùy tiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian. Chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội, kể cả trong hành lễ cũng như trong phần hội, tránh khiên cưỡng, áp đặt; Tránh mang nặng yếu tố thương mại hoặc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong đời sống xã hội, gây phản cảm và xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46