Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký chứng thực Luật Đất đai (sửa đổi) Kỳ vọng những “điểm mở” trong Luật Đất đai 2024 |
Ảnh minh họa |
Ghi nhận ở các miền quê, thời gian qua cũng như hiện nay bên cạnh điểm nóng về thu hồi đất, một trong những điều mà người dân “ngại nhất” chính là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (quen gọi sổ đỏ). Dù mỗi nơi áp dụng mức hạn mức (hệ số) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau, nhưng có điểm chung không cấp quyền sử dụng trên phần diện tích đất ở mà họ đang sử dụng hợp pháp. Nơi quy định chỉ cấp 200m2, nơi quy định 400m2. Nói ngắn gọn, nếu nhà anh A có mảnh đất sử dụng hợp pháp do cha ông để lại có diện tích 3.000m2, thì cơ quan chức năng cũng chỉ cấp cho anh A diện tích đất sử dụng 200 - 400m2. Anh A chỉ được xây dựng trên diện tích đất đó. Còn khi muốn bán một phần diện tích đất cho người khác sẽ bị trừ vào phần diện tích đất được quyền xây dựng (hạn mức được sử dụng) hoặc phải đi làm mới sổ đỏ.
Quy định này dẫn đến nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười”. Vừa rồi về quê, chị Long có mảnh đất ở khoảng 600m2, nhưng nhà chị chỉ làm được sổ trong hạn mức 200m2, nên khi chị bán 100m2 thì cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ luôn vào hạn mức 200m2. Nghĩa là chị Long chỉ còn được “quyền sử dụng” 100m2 đất. Tương tự, nhiều gia đình muốn chia đất cho các con, song khi xây nhà để ở thì vướng khâu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên cũng không được xây. Vì hạn mức sử dụng đất chỉ được 200m2.
Từ bất cập này, một số người dân kiến nghị trong những nghị định thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) tới đây, Chính phủ cần điều chỉnh hoặc quy định lại nội dung liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Cụ thể, hộ gia đình nào có bao nhiêu diện tích đất ở, nếu mảnh đất đó hợp pháp thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết diện tích đó, chứ không áp dụng hạn mức sử dụng như hiện nay. Một số chuyên gia cũng cho rằng, nếu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết phần diện tích đất ở cho người dân thì bất di bất dịch đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại điện chủ sở hữu, nên không có mâu thuẫn hay ảnh hưởng gì đến công tác quản lý Nhà nước.
Hà Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/12: Trời rét, nhiệt độ thấp nhất 14 độ C
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Nhiều tín hiệu đáng mừng
Tỷ giá USD hôm nay (13/12): Đồng USD lại tăng
Giá vàng hôm nay 13/12: Vàng miếng SJC, vàng nhẫn biến động mạnh
Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất
Tin khác
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29