Cần nhanh "gỡ vướng" để giáo viên mầm non ngoài công lập ở Nghệ An được thụ hưởng chính sách an sinh

(LĐTĐ) Nhiều giáo viên, nhân viên công tác tại cơ sở mầm non ngoài công lập ở Nghệ An lo lắng không được hưởng hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị quyết 68) và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 23). Trước băn khoăn của nhiều người, chúng tôi đã tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nghệ An điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn từ 0h ngày 6/9/2021 Nghệ An: Phát hiện một số lái xe sửa thời gian trên giấy test nhanh để lưu thông trên đường Thành phố Vinh đề nghị tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 nâng cao ở một số khu vực có nguy cơ rất cao

Khó khăn nối khó khăn

Chị N.V.T. nhà ở huyện Tương Dương (Nghệ An). Tốt nghiệp đại học, chị xin dạy tại một cơ sở mầm non ở thành phố Vinh, cách nhà hơn 200km. Đồng lương ít ỏi, lại phải trang trải tiền nhà trọ, tiền sinh hoạt nên tháng nào “xào” tháng đó. Từ cuối tháng 5 đến nay, thành phố Vinh liên tục bị áp dụng các biện pháp để chống dịch khiến cho cuộc sống càng chật vật. “Không đi làm không có thu nhập, có thời điểm, trong ví chỉ còn 10 ngàn đồng. Không biết vay ai trong dãy trọ vì ai cũng khó khăn như mình. Giờ lại nghe thông tin, mình không được hưởng tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 của Chính phủ thấy càng tủi thân”- chị T. chia sẻ.

Cần nhanh
Một tiết dạy học của cô và trò Cơ sở giáo dục Mầm non Yên Bình, thành phố Vinh

Với các cơ sở mầm non ngoài công lập, 100% thu chi dựa vào học phí nên việc học sinh nghỉ học dài ngày do dịch khiến các trường rơi vào khủng hoảng nguồn thu. Chị Nguyễn Thị Cẩm, Chủ Cơ sở Mầm non Yên Bình, thành phố Vinh chia sẻ: “Năm nay là năm đầu tiên, phải nghỉ hoạt động giữa hè vì dịch. Thời điểm dừng hoạt động do dịch, trường và giáo viên thỏa thuận hoãn hợp đồng lao động. Mọi khoản chế độ cho người lao động đều phải dừng đóng. Đến nay, trường đã làm hồ sơ hưởng chế độ theo Nghị quyết 68 cho cho 9 giáo viên, nhân viên và đang chờ đợi được xét duyệt. Khi nghe mọi người nói không được hưởng, nhiều người rất lo lắng”.

Theo thống kê của Công đoàn ngành Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) Nghệ An, toàn tỉnh hiện có 58 trường mầm non ngoài công lập, 290 cơ sở nhóm lớp trẻ độc lập, 113 cán bộ quản lý, 2.240 giáo viên, 686 nhân viên.

Ông Đặng Văn Hải, Chủ tịch Công đoàn ngành GD-ĐT nói, Công đoàn ngành đề nghị chế độ hỗ trợ người lao động tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phải đúng đối tượng, đầy đủ và kịp thời để khắc phục một phần khó khăn cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh này.

Nhiều địa phương đang trong quá trình làm thủ tục

Sau khi có văn bản của Chính phủ, ngày 15/7/2021, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 386 thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Thực hiện chủ trương này, UBND thành phố Vinh đã xét duyệt được 5 bộ hồ sơ của 5 cơ sở giáo dục mầm non với 37 người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương do dịch Covid-19. Ngày 29/7/2021, UBND thành phố Vinh trình lên Sở Lao động, Thương binh-Xã hội (Sở LĐ,TB-XH) Nghệ An đề nghị được xem xét hỗ trợ cho 37 lao động với số tiền 168.270.000 đồng.

Sau khi xem xét hồ sơ, ngày 20/8/2021, Sở LĐ,TB-XH đã có Công văn số 2799 đề nghị UBND thành phố Vinh chỉ đạo Phòng LĐ,TB-XH rà soát lại dựa trên cơ sở văn bản của Chính phủ; Thông tư 48/2011 của Bộ GD-ĐT quy định chế độ làm việc của giáo viên mầm non (nếu có); các quy định về thời gian nghỉ hè, thời gian cho phép cơ sở giáo dục mầm non hoạt động trở lại. Đồng thời, yêu cầu rà soát cụ thời gian tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương do dịch Covid-19 để Sở tổng hợp gửi về UBND tỉnh.

Cần nhanh
Các cơ sở mầm non ở Nghệ An phải dùng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19

Ông Thái Thanh Hà, Trưởng phòng LĐ,TB-XH thành phố Vinh cho biết, hiện Phòng mới nhận được hồ sơ của 5 cơ sở mầm non với 37 giáo viên. Khi trình lên Sở LĐ,TB-XH tỉnh, qua xem xét hồ sơ bị trả về. Sau khi xem xét công văn của Sở LĐ,TB-XH và Sở GD-ĐT, Phòng đã làm công văn gửi các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập để làm lại hồ sơ, đối chiếu với hợp đồng, thời gian nghỉ việc do dịch để Phòng thẩm định lại.

Tại thị xã Hoàng Mai, do bị áp dụng Chỉ thị 16 hai lần trong vòng ít tháng, nên địa phương mới duyệt xong hồ sơ của 29 trường hợp.

Nhiều huyện, thị xã trên địa bàn Nghệ An do thực hiện Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 để chống dịch nên việc làm thủ tục chỉ đang ở gian đoạn khởi động.

Giáo viên mầm non ngoài công lập được hỗ trợ theo Quyết định 23

Với Sở LĐ,TB-XH, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, ngày 11/8/2021, Sở đã có Công văn hỏa tốc số 2674 đề nghị Sở GD-ĐT xác định rõ thời gian nghỉ hè đối với giáo viên ngoài công lập; trên cơ sở quy định tại Điều 13 và 14, Chương IV của Quyết định 23 và các văn bản liên quan khác để Sở GD-ĐT đề xuất hỗ trợ cho người lao động tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập phải tạm dừng hoạt động để chống dịch.

Qua đó, để Sở LĐ,TB-XH có cơ sở báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ.

Sau tiếp thu ý kiến của Sở LĐ,TB-XH, ngày 13/8/2021, Sở GD-ĐT Nghệ An có Công văn số 1597 phúc đáp với nội dung, theo Công văn số 989 ngày 12/5/2021 của Sở GD-ĐT Nghệ An thì trẻ mầm non nghỉ hè từ ngày 17/5/2021. Nhưng các cơ sở mầm non được tổ chức hoạt động vào các ngày hè khi phụ huynh có nhu cầu gửi con, trên nguyên tắc tự nguyện tham gia và thỏa thuận mức đóng góp để nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên tất cả các cơ sở giáo dục mầm non bị yêu cầu dừng hoạt động. Đến ngày 26/7/2021, Sở mới ban hành công văn cho phép hoạt động từ ngày 28/7/2021. (Đến ngày 17/8/2021, các cơ sở mầm non ngoài công lập lại phải dừng hoạt động cho đến nay để chống dịch-PV).

Do đó, Sở GD-ĐT đề nghị Sở LĐ,TB-XH tỉnh đưa người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập thuộc đối tượng được hỗ trợ để UBND tỉnh Nghệ An xem xét, hướng dẫn triển khai thực hiện.

Cần nhanh
Công tác phun khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại các cơ sở mầm non trong mùa dịch luôn được quan tâm

Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, do mới triển khai nên văn bản giữa các cơ quan, đơn vị chưa thống nhất. Sau đó, lãnh đạo Sở đã làm việc với lãnh đạo Sở LĐ,TB-XH tỉnh và đã thống nhất phương án. Còn giáo viên mầm non ngoài công lập là đối tượng được hỗ trợ nhưng cần thời gian cho quá trình làm thủ tục để không bỏ sót đối tượng thụ hưởng.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Nghệ An bày tỏ: “Liên đoàn Lao động tỉnh đã trao đổi với Sở LĐ,TB-XH tỉnh trên quan điểm, người lao động tại các cơ sở mầm non ngoài công lập nếu đúng đối tượng thì được hưởng chế độ hỗ trợ. Quá trình thực hiện, thủ tục vướng mắc đến đâu tháo gỡ đến đó và bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Đảm bảo, sao cho người lao động được thụ hưởng kịp thời chính sách của nhà nước hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh”.

Được biết, theo quan điểm của Sở LĐ,TB-XH Nghệ An, các bên liên quan cần rà soát theo các quy định hiện hành để các giáo viên mầm non được hưởng hỗ trợ theo đúng quy định. Vì thế, khi nhận được công văn của Sở GĐ-ĐT, Sở đã đề nghị UBND thành phố Vinh rà soát lại theo tinh thần Quyết định 23, để tham mưu cho UBND tỉnh.

Còn theo ông Đoàn Hồng Vũ, Giám đốc Sở LĐ,TB-XH Nghệ An nếu thời gian nghỉ dịch trùng thời gian nghỉ hè theo Thông tư 48/2011 của Bộ GD-ĐT thì các giáo viên mầm non ngoài công lập ở Nghệ An vẫn được hưởng hỗ trợ vì thời điểm tháng 8 và đầu tháng 9 các cơ sở mầm non vẫn đang nghỉ hoạt động do dịch. Bất luận thế nào thì giáo viên mầm non ngoài công lập vẫn được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 23 về hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ phúc lợi để người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Là một trong những doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và uy tín trong lĩnh vực công ích, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Năm 2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 9.288,82 tỷ đồng.
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

(LĐTĐ) Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động