Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn:

Cần quy định rõ về thể chế Công đoàn trong Luật

(LĐTĐ) Luật Công đoàn 2012 được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 3, ngày 20/6/2012 (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 1990), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm áp dụng, cùng với việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật, trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế và yêu cầu tất yếu khách quan đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.
can quy dinh ro ve the che cong doan trong luat Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2019
can quy dinh ro ve the che cong doan trong luat Nâng cao chất lượng tư vấn pháp luật công đoàn
can quy dinh ro ve the che cong doan trong luat Cân nhắc thời điểm sửa đổi Luật Công đoàn

Sự cần thiết phải sửa Luật Công đoàn

Sáng 3/7, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về một số vấn đề cơ bản trong đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Luật Công đoàn 2012 đã thể chế hóa mạnh mẽ các quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng về tổ chức và hoạt động cho tổ chức Công đoàn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước trong thời gian qua.

can quy dinh ro ve the che cong doan trong luat
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại Hội thảo

Tuy nhiên, do Hiến pháp năm 2013 được ban hành sau khi Luật Công đoàn đã được thông qua, nên có những nội dung của Luật Công đoàn chưa hoàn toàn tương thích với Hiến pháp. Bên cạnh đó, những năm gần đây Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và tổ chức Công đoàn như: Luật Việc làm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015… Đặc biệt, việc sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động đặt ra vấn đề phải sửa đổi Luật Công đoàn để đảm bảo tương thích, đồng bộ trong các văn bản pháp luật.

Về phạm vi Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Công đoàn, để thực hiện các mục tiêu, quan điểm và yêu cầu nêu trên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn tập trung phạm vi điều chỉnh với 6 nhóm quy định chủ yếu: Vai trò, quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn; Nguyên tắc tổ chức và chỉ đạo hoạt động Công đoàn; Quyền gia nhập Công đoàn của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Quyền gia nhập vào hệ thống Công đoàn Việt Nam của tổ chức đại diện người lao động; Các hành vi phân biệt đối xử và can thiệp, thao túng chống công đoàn; Tài chính công đoàn.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cho hay, để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, liên thông trong các văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn cần được Quốc hội xem xét, thông qua sau một kỳ họp so với Bộ luật Lao động, vì nhiều nội dung của Bộ luật Lao động được cụ thể hóa ở Luật Công đoàn.

Vì vậy, theo kế hoạch, Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Công đoàn dự kiến trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2019) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2020).

Cũng theo ông Ngọ Duy Hiểu, việc Việt Nam ký kết, phê chuẩn và tham gia các FTA thế hệ mới trong thời gian gần đây như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đã đặt ra yêu cầu rà soát và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt về quan hệ lao động và “nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - công đoàn”.

“Từ những căn cứ trên cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 2012 cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Chia sẻ tại Hội thảo về những hạn chế, bất cập trước yêu cầu tình hình mới và tính cấp thiết cần sửa đổi Luật Công đoàn, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam Lê Đình Quảng cho biết: Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật còn hẹp so với sự phát triển nhanh, đa dạng của quan hệ lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn quy định còn dàn trải, thiếu tập trung. Hoạt động ở một số nơi còn nặng tư duy bao cấp, hành chính, thăm nom hiếu hỉ, chưa tập trung nhiệm vụ trọng tâm trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động…

Bổ sung đối tượng điều chỉnh là người lao động nước ngoài

Thông tin về đối tượng điều chỉnh trong Luật, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam Lê Đình Quảng cho biết: Về cơ bản, đối tượng áp dụng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn vẫn giữ nguyên như Luật Công đoàn 2012, gồm: Là tổ chức công đoàn các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động của công đoàn. Tuy nhiên, Luật bổ sung đối tượng điều chỉnh là người lao động nước ngoài đang lao động hợp pháp tại Việt Nam.

Góp ý về điểm này, ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Luật sửa đổi cần làm rõ “thế nào là lao động hợp pháp”.

Góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, GS Trần Ngọc Đường - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh: Tôi rất đồng tình với Ban soạn thảo, cần sửa Luật Công đoàn để phù hợp với Hiến pháp năm 2013, vì Luật Công đoàn ra đời sớm hơn, chưa kịp thể chế hóa những quy định trong Hiến pháp.

Theo GS Trần Ngọc Đường, Luật Công đoàn là Luật tổ chức và quản lý, Công đoàn với tư cách là một thiết chế, một tổ chức rất quan trọng, do vậy cần quy định rõ trong Luật về cơ cấu tổ chức, phải quy định cụ thể: Công đoàn là tổ chức như thế nào, các cấp công đoàn như thế nào, mối quan hệ giữa các cấp công đoàn ra sao. “Phải quy định thêm về cơ cấu tổ chức của Công đoàn, không thể chỉ dựa vào Điều 10 Hiến pháp”, GS Trần Ngọc Đường nhấn mạnh.

Cũng với tinh thần đó, GS Trần Ngọc Đường cho rằng, ngoài quy định quyền, cần ban hành rõ về quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện quyền. Ví dụ, như tham gia quản lý nhà nước, cần quy định trình tự, thủ tục tham gia như thế nào; trình tự giám sát và phản biện xã hội ra sao; thanh tra, kiểm soát… “Rất cần xây dựng, ban hành Luật Công đoàn một cách hoàn thiện, sửa đổi căn bản để đảm bảo tính toàn diện, phù hợp với Hiến pháp và đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”, GS Trần Ngọc Đường nhấn mạnh

Đồng quan điểm về vấn đề trên, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Điều lệ Ban Tổ chức Trung ương đề nghị: Trong Luật Công đoàn sửa đổi cần quy định rõ cơ quan tham mưu, giúp việc ở từng cấp như thế nào. Không thể nói Công đoàn chung chung, mà phải thể hiện rõ công đoàn ở từng cấp như: Tổng LĐLĐ Việt Nam - LĐLĐ tỉnh, thành phố - LĐLĐ quận, huyện…

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động