Cần sớm ban hành bộ tiêu chí chất lượng
Nhiều tập đoàn lớn tham gia ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn | |
Mô hình điểm về sản xuất kinh doanh theo chuỗi |
Điều này cho thấy cách làm, cũng như các chuỗi cung ứng đã phát huy hiệu quả tốt, tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn gặp nhiều bất cập, đặc biệt là trong khâu giám sát, quản lý chất lượng.
Góp phần thay đổi thói quen mua sắm
Sau một thời gian triển khai chuỗi cung ứng thực phẩm rau, thịt an toàn trên địa bàn Hà Nội và đạt được những kết quả khả quan, chương trình đã nhận được rất nhiều tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bởi lẽ, việc triển khai chuỗi cung ứng này không chỉ giúp các hộ nông dân sản xuất, các nhà phân phối, các doanh nghiệp có cơ hội liên kết với nhau để tiêu thụ sản phẩm an toàn, mà còn giúp người tiêu dùng có thêm kênh mua sắm tin cậy, góp phần tạo thói quen mua sắm khi hướng đến những sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ.
Việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn cho Hà Nội đang đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao. |
Là một người tiêu dùng thường xuyên mua sắm tại các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch, cũng như mua sắm thực phẩm tại các hội chợ nông sản an toàn, mỗi khi Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp Hà Nội (thuộc Sở NNPTNT Hà Nội) tổ chức, chị Lê Thị Vân ở (Dịch Vọng, Cầu Giấy) cho biết, mặc dù nông sản, thực phẩm an toàn bán tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị hay tại các hội chợ nông sản…có giá cao hơn so với ngoài chợ truyền thống, nhưng mỗi khi đến đây mua chị Vân cảm thấy thật sự an toàn và rất yên tâm khi mua hàng ở những nơi này. “Tôi yên tâm từ cách làm, đến cách triển khai, giới thiệu sản phẩm an toàn của Hà Nội. Các sản phẩm không chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn mà việc xây dựng được chuỗi sản xuất từ người trồng, nhà phân phối, doanh nghiệp, người tiêu thụ một cách chuyên nghiệp, đã thực sự giúp tôi yên tâm và thay đổi tư duy mua sắm” – chị Vân chia sẻ.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT Hà Nội, sau gần một năm triển khai thực hiện chương trình phối hợp, phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn, đến thời điểm hiện tại Hà Nội đã xây dựng được 3 chuỗi rau an toàn hoạt động rất hiệu quả đó là: Chuỗi tiêu thụ rau hữu cơ (Cty Tâm Đạt, Cty Home foor, Cty Nông sản ngon, ViNa GAP); chuỗi tiêu thụ rau an toàn của các Cty nông lâm sản thực phẩm Đông Nam Á; chuỗi tiêu thụ rau của Cty Aki Việt Nam. Ngoài ra, Sở NNPTNT Hà Nội cũng đẩy mạnh việc thực hiện các chuỗi cung ứng thịt, trứng an toàn trên địa bàn như: Chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn; chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ lợn sinh học Liên Việt (Phúc Thọ); chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch 3F…
Không chỉ triển khai thực hiện xây dựng các chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn trên địa bàn Hà Nội, theo chia sẻ của ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, thì thời gian qua Sở NNPTNT Hà Nội đã không ngừng triển khai, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng rau, thịt an toàn đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAP tại một số tỉnh, thành phố như: Hòa Bình, Sơn La, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh…thậm chí là cả các tỉnh, thành phố phía Nam, thông qua các hội chợ giới thiệu nông sản an toàn Miền Nam, hội chợ nông sản Sơn La, các tỉnh miền Bắc…
Nhưng vẫn còn đó những bất cập
Việc số lượng các sản phẩm, các tỉnh, thành phố tham gia chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn cho Thủ đô ngày một tăng lên đã cho thấy, cách làm, cũng như các chuỗi cung ứng đã phát huy hiệu quả tốt. Tuy nhiên, theo báo cáo đưa ra từ Sở NNPTNT, thì việc xây dựng các chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt trong khâu giám sát và quản lý chất lượng.
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình triển khai, ông Chu Phú Mỹ cho rằng, hiện tại một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản tiêu thụ tại các điểm kinh doanh trong mô hình theo chuỗi, nhưng vẫn chưa có tem, nhãn; hoặc có tem, nhãn nhưng chưa triển khai được vấn đề truy xuất nguồn gốc điện tử qua mã Code…đã gây khó khăn cho các cơ quan kiểm tra, giám sát chuỗi an toàn thực phẩm, đặc biệt là kiểm tra sản phẩm tại các chợ đầu mối. |
Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình triển khai, ông Chu Phú Mỹ cho rằng, hiện tại một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản tiêu thụ tại các điểm kinh doanh trong mô hình theo chuỗi, nhưng vẫn chưa có tem, nhãn; hoặc có tem, nhãn nhưng chưa triển khai được vấn đề truy xuất nguồn gốc điện tử qua mã Code…đã gây khó khăn cho các cơ quan kiểm tra, giám sát chuỗi an toàn thực phẩm, đặc biệt là kiểm tra sản phẩm tại các chợ đầu mối. Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố lân cận cũng chưa xây dựng được chương trình hợp tác hàng năm, chưa có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng hạ tầng và phân phối nông sản tại Hà Nội, vì thế nhiều doanh nghiệp còn thụ động.
Về phần mình, ông Đào Trọng Thanh, Giám đốc kinh doanh Cty nông lâm sản Tiến Thành (Hòa Bình) cho biết, các doanh nghiệp, nhà phân phối, cung ứng rau, thịt an toàn cho Hà Nội không chỉ gặp khó khăn trong việc thiếu sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đặc biệt là trong vấn đề hỗ trợ xây dựng kết nối, liên kết với doanh nghiệp ngoài địa phương. Mà ngay cả việc kiểm tra dư lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP cũng gặp khó khăn, bởi chi phí rất tốn kém. “Là doanh nghiệp, chúng tôi không mang tâm lý ỷ lại, nhưng rõ ràng nếu nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, địa phương rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều, đặc biệt là trong việc phân tích các mẫu sản phẩm và kết nối mở rộng thị trường” – ông Thanh nói.
Nhiều chuyên gia trong ngành Nông nghiệp đều đồng tình và cho rằng, bên cạnh việc các tỉnh, thành phố trên cả nước đẩy mạnh việc xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thì đã đến lúc Bộ NNPTNT cần sớm ban hành bộ tiêu chí về chất lượng an toàn trong việc sản xuất, cung ứng thực phẩm…Để từ đó không chỉ các doanh nghiệp, các tổ chức mà ngay cả các cá nhân lấy bộ tiêu chí ấy làm cơ sở để sản xuất, đồng thời có những cơ chế đặc thù để hỗ trợ các doanh nghiệp, các vùng sản xuất tham gia vào chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00