Gần 900 lao động Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy bị nợ lương

Cần sớm tháo gỡ những bất cập đối với doanh nghiệp ngành Thủy lợi

(LĐTĐ) Hơn 2 tháng nay, người lao động tại Đội thủy nông số 4, Xí nghiệp Đầu tư phát triển Thủy lợi Đan Hoài (Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy), ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội, lay lắt chờ đợi đồng lương chính đáng từ mồ hôi nước mắt của mình. Nợ lương kéo dài khiến đời sống của người lao động rơi vào cùng cực, bế tắc…
Đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ đối với người lao động cách ly tại doanh nghiệp Khi sức khỏe người lao động được đặt lên hàng đầu

Nỗi niềm công nhân lao động

11h trưa 19/7, dưới cái nắng như đổ lửa, tại Trạm bơm Phương Bảng (xã Song Phương, huyện Hoài Đức), tốp công nhân của Đội thủy nông số 4 vẫn miệt mài dùng những chiếc gậy dài để vớt từng đụm rác bám dưới kênh chính Đan Hoài (trục kênh chính tưới thông suốt cho huyện Đan Phượng, Hoài Đức, một phần quận Hà Đông và một phần quận Bắc Từ Liêm) làm sạch lòng kênh, khơi thông dòng chảy để phục vụ bà con trong công tác tưới tiêu.

Chứng kiến người lao động làm việc tại đây mới thấy được sự khó khăn, vất vả của công nhân ngành Thủy lợi. Mùi xú uế bốc lên nồng nặc khiến ai cũng cảm thấy khó thở, tức ngực. Đặc biệt khi công nhân kéo lên những bao tải có xác lợn chết, dòi bọ bò lúc nhúc khắp nơi… thì đến cả những người lao động đã quen với công việc thường nhật cũng phải quay mặt đi một lúc. Rác dưới kênh thì không thiếu thứ gì, từ rác thải sinh hoạt cho đến xác động vật chết… khiến kênh Đan Hoài ô nhiễm khủng khiếp…

Dù trời mưa hay nắng, dù khó khăn vất vả đến mấy, những công nhân thủy nông vẫn hết mình làm việc phục vụ cho bà con. Làm việc nhiều ở môi trường độc hại, nhiều công nhân bị các bệnh hô hấp, ngoài da… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Có người không chịu được đã phải bỏ nghề.

Ông Phạm Xuân Chinh - Đội phó Đội thủy nông số 4, chia sẻ: Hàng chục năm qua, công việc thường nhật của công nhân lao động thủy nông chúng tôi là đi tuần kênh vớt rác; kiểm tra, bảo dưỡng kênh; tuyên truyền, vận động bà con nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác xuống dòng kênh... Mặc dù vậy, những năm gần đây, tình trạng rác thải bị vứt xuống kênh ngày một nhiều. Vào thời điểm thu hoạch lúa hay có dịch gia súc, gia cầm thì... rơm, xác động vật tạo thành những đám lớn gây ách tắc dòng chảy, ô nhiễm môi trường…”.

Cần sớm tháo gỡ những bất cập đối với doanh nghiệp ngành Thủy lợi
Công nhân Đội thủy nông số 4 đang trục vớt rác tại kênh Đan Hoài

Ngoài việc phải làm trong môi trường ô nhiễm, độc hại thì những công nhân còn nỗi lo an toàn cho chính bản thân. Ông Chinh cho biết: “Trong quá trình trục vớt rác, chúng tôi vớt lên nhiều đồ nhọn, sắc, nguy hiểm, thậm chí có cả kim tiêm của các đối tượng nghiện vứt xuống kênh. Kể cả khi làm việc có găng tay, vẫn có thể bị kim tiêm đâm vào tay. Chúng tôi vẫn phải thường xuyên sát khuẩn mỗi khi đi làm về. Rồi khi đi làm vào ban đêm, anh em công nhân luôn lo sợ bị trộm, cướp xe máy…”.

Gần 30 công nhân lao động Đội thủy nông số 4 đang trầy trật với cuộc sống suốt 2 tháng qua vì bị chậm lương. Thời điểm này, khi dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp thì đời sống của người lao động lại càng khó khăn gấp bội. Có những gia đình cả hai vợ chồng đều cùng là công nhân thủy nông, cùng bị nợ lương. Cuộc sống trở nên bế tắc.

Gương mặt tiều tụy, hốc hác, anh Nguyễn Đắc Quân ngao ngán chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi đều là công nhân của Đội thủy nông số 4. Tôi làm nghề này đã 20 năm, còn vợ tôi cũng đã có 17 năm cống hiến cho ngành Thủy lợi. Công việc khó khăn, cực nhọc nhưng chúng tôi thường xuyên bị nợ lương. Thời điểm này, công nhân lao động vẫn chưa được nhận lương tháng 5, 6. Chúng tôi có hai con, một cháu năm nay thi vào lớp 10, một cháu lên lớp 4. Với tình trạng chậm lương như thế này thì chỉ 1, 2 tháng nữa là gia đình không thể xoay xở được nữa”.

Cần sớm tháo gỡ những bất cập đối với doanh nghiệp ngành Thủy lợi
Ông Phạm Xuân Chinh - Đội phó Đội thủy nông số 4: "Công nhân lao đông đã bị nợ lương 2 tháng, đời sống gặp rất nhiều khó khăn".

Ông Phạm Xuân Chinh cho biết: “Vợ tôi trước cũng làm cùng Công ty. Do công việc độc hại, lại thường xuyên chậm lương nên cũng đã nghỉ ở nhà để lo nội trợ. Năm nay, chúng tôi đang bị chậm lương hơn 2 tháng nhưng vẫn chưa phải “đỉnh điểm”. Năm 2017, công nhân lao động của Công ty còn bị nợ đến 7 tháng lương. Thời điểm này, nợ lương ngày nào là công nhân khó khăn ngày đó. Mặc dù vậy, những công nhân đã gắn bó hàng chục năm với nghề như chúng tôi vẫn đang cố gắng ngày đêm tận tụy với công việc để phục vụ cho vụ mùa năm 2021 của bà con nông dân”.

Không chỉ riêng Công ty Sông Đáy, theo ông Chinh, hơn 3.000 công nhân thủy lợi ở Hà Nội cũng đang bị chậm lương.

Nợ lương lao động 8 tỷ đồng

Trao đổi với phóng viên, ông Doãn Văn Kính - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy, cho biết: Tính từ năm 2016 đến nay, Hà Nội còn 4 công ty thủy lợi và đều đang nợ lương người lao động. Riêng Công ty Sông Đáy, hiện đang nợ lương 2 tháng với 890 lao động. Là lãnh đạo, chúng tôi cũng cảm thấy rất chua xót. Anh em công nhân làm rất vất vả, lương đã thấp lại không được nhận lương đầy đủ.

Từ năm 2013 đến 2015, tiền lương của lao động rất ổn định, từ 8 đến 9 triệu đồng/người/ tháng. Đến năm 2016, lao động bị cắt giảm 40% nên lương rất thấp. Năm 2020 vừa rồi do bất cập từ quy định thuê các doanh nghiệp thủy lợi trên toàn quốc, phải xây dựng phương án giá mới đặt hàng được nên đến giờ chưa có địa phương nào thực hiện được. Do vậy ở Hà Nội cũng chưa có công ty thủy lợi nào xây dựng phương án giá. Đến giờ, Công ty chúng tôi mới trả được 17 tỷ đồng tiền lương, còn nợ lương lao động 8 tỷ đồng...

Cần sớm tháo gỡ những bất cập đối với doanh nghiệp ngành Thủy lợi
Ông Doãn Văn Kính - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy trao đổi với phóng viên

Gần đây nhất, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy gửi Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2021: “Vụ xuân năm 2021 do mới chỉ ký hợp đồng nguyên tắc, chưa có quyết định đặt hàng chính thức nên không được tạm ứng kinh phí để hoạt động dẫn đến việc Công ty không chủ động trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

Hiện Công ty đang nợ lương người lao động, nợ tiền điện, tiền bảo hiểm, không có kinh phí để tu sửa thường xuyên các công trình xuống cấp bị hư hỏng trầm trọng cần phải khắc phục sửa chữa ngay nhưng chưa có kinh phí và chưa được sự chấp thuận của Thành phố với tổng kinh phí là 69,018 tỷ đồng. Trong đó: Tiền lương, bảo hiểm và các khoản trích nộp là trên 28 tỷ đồng; tiền điện hơn 10 tỷ đồng; tiền sửa chữa thường xuyên công trình gần 8 tỷ đồng; tiền tạo nguồn chi trả cho các hợp tác xã gần 10 tỷ đồng…”.

Tại buổi làm việc với phóng viên chiều 19/7, ông Đặng Anh Tuấn - Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết: Chúng tôi đã báo cáo với lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tình trạng khó khăn của các công ty thủy lợi. Nếu sớm, trong tuần này, mọi việc sẽ được xem xét, giải quyết.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ phục vụ tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh, xã hội của 6 quận, huyện, gồm Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức và một phần quận Bắc Từ Liêm, các huyện Thường Tín, Phú Xuyên với tổng diện tích lưu vực khoảng 60.000 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 30.000 ha. Công ty hiện quản lý 535 tuyến kênh tưới, tiêu với hơn 900km, 4 hồ chứa nước với trên 6.300 công trình kênh…

H.Duy

Nên xem

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đườn
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

(LĐTĐ) Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.
Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

Các nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

(LĐTĐ) Theo Điều 21 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng phải tuân theo quy định pháp luật về báo chí, xuất bản, quảng cáo, và bảo vệ bí mật thông tin cá nhân.
Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

Nhận định, dự đoán tỷ số Liverpool - Bournemouth: Chủ nhà trút giận

(LĐTĐ) Vòng 5 giải Ngoại hạng Anh diễn ra vào 21h00 hôm nay (21/9), trận đấu giữa Liverpool và Bournemouth. Liverpool có cơ hội trút giận sau thất bại sốc ở vòng 4. Trước trận đấu này, Liverpool đứng thứ 4, trong khi Bournemouth giữ vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh.
12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

12 tác giả, tác phẩm sẽ được trao giải Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 300 hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam (VCA 2024) đã lựa chọn 12 tác giả, tác phẩm xuất sắc để vinh danh tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 27/9 tới đây.
Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (21/9): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 21/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.148 VND - giảm 19 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,74 - tăng 0,12 điểm.
Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính hiện đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Tin khác

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động