Cần sự nỗ lực của nhiều bên
Ban hành danh mục 32 công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động | |
Nơi tuân thủ nghiêm túc, chỗ lơ là | |
Hà Nội: Khởi tố vụ sập giàn cẩu khiến 4 người tử vong trên phố Nguyễn Công Trứ |
Còn chủ quan, lơ là
Cùng với sự phát triện mạnh mẽ của nền kinh tế, những năm gần đây, số lượng dự án, công trình xây dựng tại Hà Nội tăng lên nhanh chóng.Vào một ngày đầu tháng 9, đi qua một công trường xây dựng thuộc địa bàn phường Phương liệt (quận Thanh Xuân), phóng viên bắt gặp cảnh một tốp công nhân không mặc đồ bảo hộ đang đứng chênh vênh trên tấm gỗ bắc ngang giàn giáo để trát vữa. Bàn tay người công nhân chuyển động liên tục, bàn chân cũng nhích dần dọc nhưng tấm ván mỏng, chiều rộng chỉ non 2 gang tay.
Công nhân lao động không mang đồ bảo hộ lao động thản nhiên làm việc trên tầng cao. |
Khi được hỏi về sự nguy hiểm khi làm việc trong điều kiện không mũ, không dây bảo hộ, một công nhân quê ở Nghệ An nói: “Công việc mà,dây bảo hiểm đeo vào vướng víu lắm. Những công việc như phụ hồ, trát vữa, đổ trần từ tầng 10 trở xuống chả mấy ai dùng đồ bảo hộ”. Khảo sát thêm một số công trình xây dựng tại các con phố lớn nhỏ tại nhiều khu vực thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, dễ dàng nhận thấy, lời người thợ phụ hồ nói là có căn cứ. Dường như,chỉ khi đu người treo trên lưng chừng tòa cao ốc, mới thấy công nhân dùng đồ bảo hộ, còn với các công trình thấp tầng, dù giàn giáo dựng rất chênh vênh, nhiều người lao động vẫn thản nhiên làm việc.
Dễ dàng nhận thấy, các công nhân xây dựng treo mình làm việc trên cao trong điều kiện đồ bảo hộ thô sơ đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở nhiều địa phương, phổ biến ở các công trình dân sinh, và cũng không hiếm gặp ở nhiều công trình xây dựng. Nguyên nhân có thể do thiếu thiết bị bảo hiểm, thiếu sự giám sát của chủ công trình, cũng có thể là từ tâm lý chủ quan của người lao động.Sự chủ quan này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm mà điển hình là sự cố tại công trình số 16 Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) làm 4 người tử vong xảy ra vào ngày 20/7. Một vụ tai nạn khác lại xảy ra tại ngõ 2A phố Văn Cao (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) vào ngày 3/8. Thời điểm trên, một người đàn ông bị một chiếc xe rùa (loại xe dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng) từ tầng 5 một ngôi nhà đang sửa chữa, cải tạo rơi trúng người. Sau khi bị chiếc xe rùa rơi trúng, người đàn ông tự ngồi dậy và không nhớ được tên tuổi và địa chỉ nhà của mình.
Tăng cường tuyên truyền về an toàn lao động
Không khó để nhận thấy, số lượng dự án, công trình xây dựng ở Hà Nội tăng nhanh trong những năm gần đây, dẫn đến nguy cơ tai nạn lao động tăng theo. Bên cạnh đó, sau thời kỳ giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều chủ công trình đẩy nhanh tiến độ thi công, lơ là triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn lao động nên nguy cơ tai nạn càng tăng.Về phía người sử dụng lao động, đa số các đơn vị, doanh nghiệp, chủ dự án, chủ sở hữu các công trình đã quan tâm kiểm soát những yếu tố có nguy cơ mất an toàn lao động tại nơi làm việc; trang bị phương tiện, bảo hộ lao động cho người lao động...
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số đơn vị vẫn coi nhẹ vấn đề bảo đảm an toàn lao động. Đối với người lao động, theo tìm hiểu, hiện nay có tới hơn 60- 80% công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ và lao động tự do, không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động. Cũng vì vậy, rất nhiều người lao động chưa được tập huấn theo quy định, không nắm bắt nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, một số qua đào tạo nhưng chưa hiểu rõ về công tác an toàn vệ sinh lao động nên việc phòng ngừa tai nạn lao động chưa được quan tâm. Việc không có kiến thức về an toàn lao động đã dẫn đến tâm lý chủ quan trước những rủi ro về an toàn lao động mà bản thân có thể gặp phải.
Hiện trường vụ tai nạn lao động tại công trình số 16A Nguyễn Công Trứ, phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng) khiến 4 công nhân tử vong. |
Chia sẻ về vấn đề trên, theo ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng Ban chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, có 3 vấn đề gây mất an toàn lao động tại các công trình xây dựng: Thứ nhất là ý thức của người lao động, thứ hai là ý thức của chủ thầu và cuối cùng là việc quản lý của cơ quan nhà nước. Để chủ động phòng ngừa tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng cần sự chung tay của nhiều bên. Trước hết, người sử dụng lao động và người lao động tuyệt đối không chủ quan, lơ là.
Người sử dụng lao động cần trang bị đầy đủ phương tiện, máy móc, thiết bị bảo đảm an toàn trong suốt quá trình thi công; hướng dẫn người lao động thi công đúng quy định. Về phía người lao động, cần phải nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và thường xuyên học tập, trao đổi nâng cao trình độ về pháp luật bảo hộ lao động, nắm vững kiến thức khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động. Đồng thời, cần chủ động đề nghị chủ công trình bảo đảm các điều kiện an toàn, nếu thấy phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, người lao động cần từ chối làm việc.
“Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người lao động và chủ doanh nghiệp các cơ quan chức năng cần tăng cường việc tuyên tuyền, phổ biến an toàn vệ sinh cho người lao động, đối tượng sử dụng lao động. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, không để doanh nghiệp bưng bít thông tin, đẩy người lao động vào thế bị động, nguy hiểm. Khi xảy ra tai nạn phải tiến hành khởi tố, xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật”- ông Dưỡng chia sẻ./.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33