Cần tạo cơ chế hấp dẫn để hút doanh nghiệp
Hà Nội: Tôn vinh 30 sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2019 | |
Hà Nội tổ chức xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2019 | |
Hà Nội: Tôn vinh 61 sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2018 |
Gia tăng giá trị sản phẩm công nghiệp chủ lực
Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, sau 2 năm thực hiện chương trình xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực (2018 - 2019), Hà Nội có trên 90 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) chiếm khoảng 42,9% tổng doanh thu sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu đạt 11.610 tỷ đồng.
Đánh giá về chương trình này, ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, năm 2018, năm đầu tiên thành phố Hà Nội tổ chức chương trình bình chọn SPCNCL, Hà Nội đã có 61 sản phẩm của 36 doanh nghiệp được thành phố công nhận SPCNCL. Trong đó, giá trị sản xuất các SPCNCL chiếm hơn 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp SPCNCL toàn thành phố.
Cần tạo sức hút mạnh mẽ cho các doanh nghiệp phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội. Ảnh:Tuấn Minh |
Đến năm 2019, tiếp tục có 30 sản phẩm của 22 doanh nghiệp được công nhận đạt danh hiệu SPCNCL thành phố năm 2019. Như vậy, sau 2 năm thực hiện đề án (2018 - 2019), chương trình đã lựa chọn và công nhận hơn 90 sản phẩm đạt danh hiệu SPCNCL thành phố (bằng 115% so với mục tiêu đề ra giai đoạn 2018 - 2020).
Thành công là vậy, tuy nhiên theo đánh giá của các doanh nghiệp, dù SPCNCL đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất công nghiệp Thành phố Hà Nội, tuy nhiên nhiều SPCNCL TP Hà Nội đang bị đánh đồng vào sản phẩm chất lượng thấp. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp dù mang danh hiệu SPCNCL, nhưng việc chế tạo hầu hết sản phẩm vẫn ở dạng gia công đơn giản, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Năng lực quản lý thấp, trình độ nhân lực chưa cao, chưa thu hút được doanh nghiệp nước ngoài đầu tư với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chuyên sâu…
Không chỉ vậy, hàng loạt vấn đề về thuế, đất đai, vốn, mặt bằng sản xuất…đã tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp có SPCNCL trong quá trình hội nhập. Thậm chí, bản thân các doanh nghiệp có SPCNCL chưa liên kết được với nhau thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ mà vẫn "mạnh ai nấy sống". Do đó, không tạo được sự liên kết, cạnh tranh trong quá trình hội nhập và khó chen chân vào chuỗi sản xuất của các thương hiệu, tập đoàn lớn của nước ngoài.
Để tháo gỡ những khó khăn trên, đồng thời có thêm nhiều SPCNCL trong thời gian tới các chuyên gia kinh tế cho rằng, thành phố Hà Nội cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp phát triển. Trong đó, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại để ở đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn và có thêm nhiều cơ hội liên kết, giao thương và tiếp cận gần hơn với những ứng dụng công nghệ hiện đại.
Tạo sức hút đối với các doanh nghiệp lớn
Trước những ý kiến từ phía doanh nghiệp về một số những khó khăn đã gặp phải trong quá trình phát triển SPCNCL, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cho biết, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển SPCNCL thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hệ thống quản lý, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã... Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của SPCNCL. Đặc biệt, Hà Nội tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các ngành, đặc biệt là lĩnh vực thuế, hải quan.
Thực tế thời gian qua thành phố Hà Nội đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết thủ tục hành chính; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, cụm công nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, tạo chuỗi liên kết giá trị sản phẩm.
Chỉ ra những khó khăn, bất cập khiến các SPCNCL thành phố Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, nguyên nhân là do chưa có những cơ chế, chính sách đủ sức thu hút các doanh nghiệp lớn tham gia chương trình sản xuất SPCNCL.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thời gian tới, Sở Công Thương cần xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, xứng tầm dành riêng cho các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận là SPCNCL. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành cũng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL của thành phố khi đến giao dịch.
Đặc biệt, để tạo sức hút đối với các doanh nghiệp trong việc phát triển SPCNCL, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 52/KH-UBND, triển khai thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) thành phố Hà Nội năm 2020. Theo đó, thành phố đặt mục tiêu thu hút, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội năm 2020. Đưa tổng số sản phẩm được công nhận là SPCNCL Hà Nội giai đoạn 2018-2020 khoảng 115-120 sản phẩm (Bằng 150% mục tiêu đề ra trong đề án).
Để hoàn thành kế hoạch đề ra, UBND thành phố chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền chương trình phát triển SPCNCL thành phố. Trong đó, tiếp tục tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến, công khai các quy định, tiêu chí xét chọn SPCNCL thành phố Hà Nội trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức họp báo và triển khai hội nghị tập huấn, phổ biến, tuyên truyền giới thiệu Chương trình xét chọn SPCNCL thành phố năm 2020 đối với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thành phố. Tổ chức lễ công bố, tôn vinh các SPCNCL thành phố năm 2020.
Song song với đó, thành phố sẽ tổ chức vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, có doanh thu đạt 100 tỷ đồng/năm trở lên, có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 triệu USD/năm trở lên và các doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ cao đáp ứng được tiêu chí của Đề án đăng ký, lập hồ sơ tham gia Chương trình xét chọn SPCNCL thành phố Hà Nội năm 2020.
Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển SPCNCL thành phố thông qua các chương trình của thành phố, như: Khuyến công, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, sản xuất và tiêu dùng bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu...
Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL thành phố; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL phát triển khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực…Qua đó, tạo đòn bẩy giúp SPCNCL cạnh tranh sòng phẳng khi hội nhập và đến gần hơn với người tiêu dùng.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42