Cần tạo kênh thông tin để người lao động trực tiếp tham gia xây dựng chính sách pháp luật
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam Phát huy trách nhiệm, đóng góp trí tuệ cho thành công của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam |
Tham gia Diễn đàn có các đồng chí đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Công đoàn Viên chức Việt Nam; Bộ Tư pháp; Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các đại biểu tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, gồm: Công đoàn Điện lực Việt Nam; Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam; LĐLĐ các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Dương, Long An, Tây ninh, Kiên Giang và Tuyên Quang.
Nhiệm vụ quan trọng góp phần chăm lo cho NLĐ
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định, việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) được xác định là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thiết thực trong việc chăm lo, bảo vệ từ sớm, từ xa và trên diện rộng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu khai mạc Diễn đàn |
Đặc biệt, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới đã đề ra các nhiệm vụ giải pháp, trong đó có giải pháp tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn.
Trong những năm gần đây, việc phát huy vai trò NLĐ, đoàn viên công đoàn tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có bước chuyển mới. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, tiếp xúc, đối thoại trong xây dựng chính sách, pháp luật được coi trọng. Các chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với công nhân, đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri chuyên đề, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động đối thoại với người lao động… đã tạo hiệu ứng tốt, là kênh quan trọng góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động…
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, chất lượng tham mưu, đề xuất tham gia xây dựng một số chính sách, pháp luật có lúc, có nơi chưa đáp ứng tốt nhất ý chí, nguyện vọng của NLĐ. Vì vậy Diễn đàn thảo luận sẽ là dịp để chuyên gia và các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của tổ chức Công đoàn đảm bảo quyền lợi của NLĐ. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu mong muốn các đại biểu tham gia đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức Công đoàn, NLĐ.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin
Tại diễn đàn, các đại biểu đã sôi nổi thảo luận là rõ 3 vấn đề cơ bản. Đó là tầm quan trọng của việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và vai trò của Công đoàn trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật đảm bảo quyền lợi của NLĐ. Công đoàn phải tập trung vào hoạt động cụ thể nào, vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng gì để nâng cao chất lượng, hiệu quả tham gia xây dựng chính sách, pháp luật bảo đảm quyền lợi NLĐ. Và những vấn đề lớn nào của NLĐ cần đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước trong việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong thời gian tới.
TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội phát biểu tham luận |
Đề xuất nhiệm vụ, giải pháp nhằm huy động đoàn viên công đoàn, NLĐ tham gia xây dựng chính sách pháp luật, TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sức lan tỏa, hấp dẫn đối với NLĐ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để các chủ trương, chỉ đạo và những thông tin cần thiết của tổ chức Công đoàn đến được với số đông NLĐ trong công tác xây dựng chính sách pháp luật góp phần giảm thiểu các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ Công đoàn và đoàn viên cần được tập trung xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng chính sách pháp luật trong bối cảnh mới, hội nhập quốc tế sâu rộng.
Cùng với đó, tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, trong quy trình xây dựng pháp luật. Triển khai các giải pháp kiểm soát chặt chẽ các quy định thủ tục hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật, ngay trong quá trình đề nghị xây dựng.
TS. Bùi Sỹ Lợi cũng đưa ra một số kỹ năng cơ bản của Công đoàn, đoàn viên tham gia xây dựng chính sách pháp luật. Đó là xem xét dự thảo luật có tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Xem xét đầy đủ, kỹ càng, trung thực, khách quan trong việc đánh giá tác động của các chính sách trong dự án, dự thảo do các cơ quan đề xuất. Tránh tình trạng đánh giá tác động chính sách một cách xuôi chiều, hình thức đề hợp lý hóa đề xuất chính sách.
Toàn cảnh Diễn đàn |
Công đoàn tham gia ngay vào giai đoạn lập chương trình, khi Chính phủ lấy ý kiến về chính sách cụ thể; giai đoạn soạn thảo nếu là thành viên ban soạn thảo; có trách nhiệm tham gia trực tiếp vào những nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ, đoàn viên công đoàn; trong giai đoạn thẩm tra, tập trung lấy ý kiến tham vấn của NLĐ, các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý; đặc biệt là đối tượng trực tiếp chịu tác động của luật.
Đặc biệt Công đoàn cần kiên trì đeo bám vấn đề đến cùng, quan trọng là phải có ý kiến trao đổi lại khi cơ quan soạn thảo tiếp thu giải trình. “Cần phải làm rõ tại sao tiếp thu, tại sao không tiếp thu để đeo bám đến cùng nhằm bảo vệ được quyền, lợi ích của người lao động và đoàn viên công đoàn”, TS Bùi Sỹ Lợi nêu.
Đổi mới công tác giám sát việc thực thi chính sách
Cũng tham luận tại Diễn đàn, ThS. Đỗ Thị Bích Thuỷ, Chuyên gia về Huy động cộng đồng cũng khẳng định vai trò của NLĐ trong tham gia trực tiếp xây dựng chính sách pháp luật rất quan trọng. Tổ chức Công đoàn chỉ có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tham xây dựng chính sách pháp luật nếu gắn kết chặt chẽ với NLĐ, kết nối với các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia.
ThS. Đỗ Thị Bích Thuỷ nhấn mạnh cần có cơ chế thường xuyên thu thập, tổng hợp những phản ánh, kiến nghị của người lao động và doanh nghiệp, trên cơ sở đó tiến hành rà soát các quy định pháp luật có liên quan, và đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoặc trình các dự án luật, pháp lệnh có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
ThS. Đỗ Thị Bích Thuỷ, Chuyên gia về Huy động cộng đồng phát biểu tham luận |
ThS. Đỗ Thị Bích Thuỷ đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của Công đoàn các cấp trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật với vai trò đại diện cho quyền lợi của NLĐ. Trong đó theo ThS. Đỗ Thị Bích Thuỷ, Công đoàn cần đổi mới công tác giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật lao động để kịp thời phản ánh các vướng mắc. Việc giám sát không chỉ thực hiện qua các hoạt động định kỳ tham gia kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, mà còn cần thông qua việc thu nhận ý kiến phản ánh về các vướng mắc trong thực hiện chính sách từ phía NLĐ và doanh nghiệp, định kỳ hoặc khi có vướng mắc nảy sinh.
Cùng với đó Công đoàn nên phát triển hệ thống dữ liệu nối mạng toàn quốc và phân cấp quản lý theo địa phương (cấp tỉnh), cho phép cán bộ Công đoàn cơ sở nhanh chóng cập nhật ý kiến thu thập từ NLĐ, báo cáo những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động tại cơ sở, chia sẻ các trường hợp cụ thể và cách giải quyết… Hệ thống dữ liệu như vậy sẽ giúp công đoàn cấp tỉnh và Tổng LĐLĐ Việt Nam có những phân tích kịp thời, chính xác hơn làm cơ sở cho việc kiến nghị, đề xuất chính sách, pháp luật.
Ngoài ra, Công đoàn cần tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ Công đoàn các cấp để tham gia xây dựng chính sách. Tăng cường phối hợp với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Công đoàn có thể tăng cường chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về lao động thông qua đẩy mạnh hoạt động tham vấn người lao động và cán bộ công đoàn cơ sở về dự thảo chính sách có liên quan.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 16:31
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 23/11/2024 12:19
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15