Cần thận trọng với kịch bản lạm phát năm 2022

(LĐTĐ) Nhờ chính sách tài khóa chủ động, kịp thời, chính sách tiền tệ linh hoạt, đồng bộ và công tác điều hành một số mặt hàng thiết yếu nhịp nhàng nên khả năng lạm phát năm 2021 được kiểm soát ở mức thấp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, dự báo trong năm 2022 tình hình lạm phát có thể tăng do rất nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá.
Giá xăng dầu “phi mã” - Sức ép lớn cho lạm phát và hồi phục kinh tế Thí sinh thi đại học khóc ròng vì không lường được điểm chuẩn "lạm phát"

Những áp lực từ đại dịch Covid-19

Tại cuộc họp tổng kết công tác điều hành giá năm 2021 và định hướng năm 2022 của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, các chuyên gia chỉ rõ những yếu tố gây khó khăn, thách thức đến công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2021. Đó là, hoạt động điều hành giá chịu áp lực rất lớn từ đại dịch Covid-19 khiến giá cả các mặt hàng thế giới tăng cao, những đứt gãy trong chuỗi cung ứng vẫn chưa thể giải quyết, vấn đề địa chính trị giữa các quốc gia, việc thiếu hụt nguồn nguyên nhiên vật liệu, chất bán dẫn nửa cuối năm...

Cần thận trọng với kịch bản lạm phát năm 2022
Dự báo trong năm 2022 tình hình lạm phát có thể tăng do rất nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Ảnh minh họa

Theo dư báo, trong năm 2022, công tác quản lý, điều hành giá sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do giá nhiên liệu dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, giá vật liệu xây dựng chịu áp lực từ tác động giá thế giới và nhu cầu đầu tư khi kinh tế phục hồi. Ngoài ra, giá các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc tăng theo quy luật vào dịp lễ, Tết; giá phân bón, thức ăn chăn nuôi có thể tăng do tác động chi phí đầu vào tăng. Cùng với đó, chi phí vận tải, logistics tăng do chuỗi cung ứng đứt gãy chưa hoàn toàn hồi phục, rủi ro về thiên tai, thời tiết bất lợi… là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới lạm phát năm 2022. Đại diện đến từ các Bộ, ngành cũng cho rằng gói hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng cũng tạo áp lực lên lạm phát vào năm tới.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực dự báo lạm phát năm 2022 sẽ ở mức 3,4-3,7%, dù thấp hơn so với mục tiêu dưới 4% nhưng nguy cơ rủi ro lạm phát đối với Việt Nam đang hiện hữu và còn chịu áp lực tăng trong bối cảnh giá cả thế giới chưa sớm hạ nhiệt. Tâm lý lo ngại “lạm phát nhập khẩu” có thể đẩy kỳ vọng lạm phát tăng, nhất là trong điều kiện Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.

Các tổ chức quốc tế dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm tới khoảng 3,5 - 4%, rủi ro lạm phát vượt 4% phụ thuộc vào giá cả hàng hoá thế giới. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác cũng đã có những cảnh báo đối với Việt Nam về rủi ro “lạm phát nhập khẩu” gia tăng, vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ cũng cần phải có những kịch bản cần thiết theo hướng thắt chặt trong điều kiện cần phải kiểm soát lạm phát.

Mới đây, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã trình Chính phủ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 với quy mô 800.000 tỷ đồng (tương đương 35 tỷ USD), trong kịch bản gói kích thích kinh tế được thông qua sẽ khiến gia tăng áp lực lên lạm phát năm 2022. Ngoài ra, năm 2022 có thể gia tăng nhập khẩu lạm phát, trong bối cảnh các nền kinh tế đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều có lạm phát ở mức đáng lo ngại, trong khi Việt Nam hiện tại vẫn còn phụ thuộc nhiều vào đầu nhập khẩu.

Cần kiểm soát thận trọng và linh hoạt

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Trưởng Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, cho biết, công tác điều hành giá năm 2021 đạt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%. Đây là dấu ấn trong công tác điều hành của Chính phủ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh tới kinh tế - xã hội trong nước. Một trong những yếu tố góp phần hoàn thành mục tiêu quản lý, điều hành giá là do đã thực hiện tốt cơ chế phối hợp, làm cơ sở tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ những chủ trương, định hướng lớn về quản lý, điều hành giá trong từng thời kỳ, dự báo và xây dựng kịch bản điều hành giá trong ngắn, trung và dài hạn.

Cùng với đó, công tác tổng hợp, phân tích, dự báo ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là việc tính toán, xây dựng kịch bản lạm phát, kịch bản điều hành giá phù hợp, làm cơ sở cho việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị điều hành phù hợp trong từng thời điểm từng giai đoạn. Nhóm giúp việc dự báo lạm phát năm 2021 khoảng 1,9%, đảm bảo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ và quyết tâm kiểm soát của Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2022 sẽ tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, bình ổn mặt bằng giá để ổn định sản xuất, sinh hoạt của người dân, thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2022 sẽ tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, bình ổn mặt bằng giá để ổn định sản xuất, sinh hoạt của người dân, thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn.

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), cho rằng, tốc độ khôi phục tổng cầu của Việt Nam sẽ không nhanh, ít nhất 6 tháng sau mới cơ bản hồi phục. Do đó, trong nửa đầu năm 2022, chỉ số lạm phát sẽ không chịu tác động nhiều từ tổng cầu trong nước. Ông Nguyễn Đức Độ cho rằng, tổng cầu và giá hàng hóa thấp có thể giúp CPI ổn định ở mức thấp trong ngắn hạn song không thể duy trì lâu dài. Đáng lo nhất là khi kinh tế hồi phục, tổng cầu tăng lên hoặc khi doanh nghiệp cạn khả năng chịu lỗ thì sẽ tăng giá mạnh, gây xáo trộn thị trường và kéo CPI tăng nhanh. Tuy nhiên, nếu điều hành vĩ mô hợp lý, đặc biệt là kiểm soát cung tiền ở mức vừa phải, CPI năm 2022 dù cao hơn năm nay nhưng vẫn có khả năng kiểm soát dưới 4%.

Tuy lạm phát năm 2021 được dự báo ở mức thấp, song không vì thế mà chủ quan với những nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao trong năm 2022. Nhiều kịch bản lạm phát năm 2022 đã được các chuyên gia phân tích, trong đó có cả kịch bản lạm phát thấp và kịch bản lạm phát cao. Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị, cần nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, trong đó có các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, các gói kích cầu và cung, từ đó nắn dòng tiền vào những lĩnh vực có triển vọng phục hồi mạnh và tính lan tỏa cao, góp phần tăng vòng quay tiền trong nền kinh tế thực, phục hồi kinh tế tốt hơn. Trong phòng chống dịch bệnh, luôn đảm bảo lưu thông hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và đi lại thuận tiện, an toàn của người dân, người lao động, hạn chế tối đa những đứt gãy chuỗi cung ứng không đáng có./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

(LĐTĐ) Sáng nay (19/9), giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục duy trì mức 79,2 triệu đồng/lượng, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Giá vàng SJC bán ra 82 triệu đồng/lượng.
Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

(LĐTĐ) Giá xăng dầu được dự báo đảo chiều tăng trở lại vào kỳ điều hành chiều nay (19/9) sau 4 kỳ điều hành liên tiếp được điều chỉnh giảm.
Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Dù đã có quy định pháp lý về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), cũng như bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường TMĐT… Tuy nhiên, thời gian qua, vấn đề hàng giả, hàng nhái, lợi dụng TMĐT để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng vẫn diễn ra khá phổ biến.
Tỷ giá USD hôm nay (19/9): Đồng USD trên thị trường tự do vụt tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/9): Đồng USD trên thị trường tự do vụt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 19/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.151 - tăng 10 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,93 - giảm 0,18 điểm.
Giá vàng hôm nay (19/9): Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống

Giá vàng hôm nay (19/9): Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống

(LĐTĐ) Sáng 19/9, giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục đi xuống trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất 0,5%.
Xem thêm
Phiên bản di động