Cẩn thận với thị trường đồ ăn chay
Ấm lòng mùa lễ Vu Lan trong 5 ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam | |
Lễ vu lan: Đừng đua nhau mà làm ảnh hưởng đến người đã khuất |
Trước đây, ăn chay được nhắc đến là phương thức ẩm thực của người tu hành. Quan niệm Phật giáo cho rằng, ăn chay để tĩnh tâm, kiêng sát sinh, loại bỏ tham, sân, si và nuôi dưỡng tâm hồn. Ngày nay, đối tượng ăn chay mở rộng và trở thành thực đơn được ưa chuộng trong văn hóa ẩm thực của người Việt.
Dân công sở đi ăn cơm chay mùa lễ Vu Lan. Ảnh minh họa |
Đặc biệt, vào mùa lễ Vu Lan, ngay từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch, trào lưu ăn chay đã bắt đầu tăng nhiệt. Mục sở thị các cửa hàng chay nổi tiếng ở Hà Nội như: Cơm chay Âu Lạc (đường Láng), cơm chay Hà Thành (Kim Mã)… vào giờ cao điểm khoảng 12 giờ trưa, hầu hết đều kín chỗ. Khách hàng phần lớn là dân công sở, giới trẻ kéo nhau đi ăn chay mùa lễ Vu Lan với quan niệm báo hiếu, đền đáp công ơn cha mẹ.
Nếu như các nhà hàng chay bình dân, các món chay được chế biến khá đơn giản, chủ yếu là rau dưa, đậu, cơm thường, cơm gạo lứt… với mức giá trung bình từ 20 - 25.000 đồng/xuất đủ cho một nam giới ăn khỏe thì tại các nhà hàng có tiếng, các chủ quán đều chú trọng đầu tư món ăn vừa chất lượng, vừa bắt mắt để hút khách.
“Đặc biệt đối với các món chay giả mặn, phụ gia chính là chất định hình để tạo hình cho giống các loại thịt, cá. Đây là những chất được bán trôi nổi trên thị trường và phần lớn không có nguồn gốc rõ ràng. Nếu muốn ăn chay, người tiêu dùng nên sử dụng những thực phẩm tươi như rau, củ và hạn chế thực phẩm giả mặn để tránh được những nguy cơ sức khỏe khó lường trước" - TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN) cho biết thêm. |
Vì thế, “góp mặt” vào thực đơn để đãi tiệc còn có nhiều thực phẩm chay được chế biến theo lối “giả mặn” như heo sữa quay, gà phát tài, chả lụa, chả quế, chả cá, nem chua...Theo đó, giá của các món ăn khá cao, có những món đắt ngang với món mặn.
Lý giải điều này, quản lý quán cơm chay Hà Thành cho biết, do một số món được chế biến cần đến nguyên liệu, thực phẩm phải nhập khẩu từ nước ngoài nên giá khá cao như: Bơ, phomai chay (120 – 150.000 đồng/hộp), loại rong biển Hàn Quốc, thực phẩm organic của Đài Loan, Mỹ (70 – 85.000 đồng/gói)…
Trong khi đó, nhiều bà nội trợ chọn giải pháp tự chế biến món chay tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh lại tiết kiệm được chi phí. Không cần phải tìm đến các siêu thị, các cửa hàng chuyên bán đồ chay mà ngay tại các khu chợ bình dân, nguồn thực phẩm chay cũng được nhập về với số lượng lớn để phục vụ các bà nội trợ trong mùa lễ Vu Lan.
Chị Mai Anh (phố Triệu Việt Vương, quận Hai Bà Trưng) cho biết, mình thường kết hợp vừa đi chợ, vừa mua đồ ở siêu thị để có được món chay ngon cho cả nhà. Các loại thực phẩm chế biến và gia vị bán rất nhiều tại siêu thị..., còn các loại rau củ phải mua tại chợ. “Bình quân mỗi bữa chay tiêu tốn từ 180.000 - 200.000 đồng cho cả gia đình khoảng 6 người ăn, rẻ hơn nhiều ngoài nhà hàng” - chị Mai nói.
Còn theo chia sẻ của các tiểu thương tại chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng), nguồn thực phẩm chay thông dụng, dễ chế biến như rau, đậu, nấm… nhập về không kịp bán. Vài năm trở lại đây, các loại đồ chay giả mặn như thịt bò, xúc xích, nem dế… đều được chế biến, đóng hộp sẵn rất tiện lợi cũng đã được nhập về trước cả tháng, chỉ chờ “chính vụ” là xuất hàng. Thậm chí nhiều quầy bán đồ ăn chín có tiếng trên khu chợ này cũng bán thêm đồ chay. “Vào dịp cuối tuần, có khi đồ chay hết trước còn đồ mặn thì... ế sưng” – một tiểu thương chia sẻ.
Điều đáng nói là về chất lượng thực phẩm chay đang bày bán trên thị trường đã được cảnh báo từ nhiều năm nay, nhưng dường như người tiêu dùng vẫn phớt lờ khuyến cáo này.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), đặc thù thực phẩm chay là chế biến từ rau củ quả nên các sản phẩm chay giả mặn như lẩu riêu cua chay... đòi hỏi yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm cao. Khi chế biến, chỉ nên sử dụng các thành phần tự nhiên được chiết xuất từ nguyên liệu đậu nành, bột mì, bột bắp, sử dụng hương màu tự nhiên từ cà chua, màu điều…
Tuy nhiên, cũng theo TS Thịnh, để bảo quản thực phẩm đóng hộp bắt buộc phải dùng tới các phụ gia như chất tạo màu, tạo hương vị... để hấp dẫn người mua và giữ được lâu hơn. “Vì thế đối với các sản phẩm chế biến sẵn, người tiêu dùng chỉ sử dụng khi kiểm soát được nguồn gốc của nguyên liệu hoặc hàng có thương hiệu.
Đối với thực phẩm chay ngoại nhập, cần mua hàng có nguồn gốc rõ ràng, có tem nhãn phụ, hạn sử dụng...” – TS Thịnh nói.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34