Cần tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong
Ngôi nhà chung của công nhân, viên chức, lao động | |
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin | |
Đồng hành vì chất lượng sống |
PV: Thưa ông 28/7 này, tổ chức Công đoàn Việt Nam tròn 90 năm. Là người từng kinh qua nhiều chức vụ trong Đảng, từng là Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của tổ chức Công đoàn Việt Nam?
Ông Phạm Thế Duyệt |
Ông Phạm Thế Duyệt: Công đoàn Việt Nam ra đời có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng và đất nước. Là tổ chức đóng vai trò tiên phong để làm cách mạng trước đây, cũng như trong giai đoạn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Những đóng góp của tổ chức Công đoàn trong lịch sử đối với cách mạng Việt Nam chúng ta đều biết, nên tôi không đề cập. Ở đây chỉ nêu lên tầm quan trọng của tổ chức Công đoàn góp phần vào thắng lợi chung của đất nước sau 30 năm đổi mới.
Hoạt động công đoàn phải như thế nào để khi có tổ chức khác ra đời đi nữa, công nhân lao động họ chỉ đi theo Đảng, tin chế độ và xem công đoàn là tổ chức duy nhất của họ. Đây là câu hỏi mà tổ chức Công đoàn phải tìm ra được lời giải để tham mưu cho Đảng. |
Trong 30 năm đổi mới kinh tế, nếu không có giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn thì kinh tế đất nước có phát triển như ngày hôm nay không? Trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nếu không có vai trò của giai cấp công nhân làm việc ở từng phân ngành kinh tế, vị trí như khoa học kỹ thuật, vận hành máy móc, công nghệ thì sẽ như thế nào? Ngay đến lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta thường đề cập đến tầng lớp nông dân làm nông nghiệp, nhưng nếu không có các công nhân làm việc trong hệ thống thủy lợi, vận hành các trang thiết bị khoa học, kỹ thuật, máy móc thì nền nông nghiệp cũng không phát triển như hiện tại. Nói những dẫn chứng trên để thấy rằng, thời gian qua, giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn vẫn là những yếu tố cốt lõi để đưa kinh tế đất nước đi lên.
PV: Vai trò và vị trí của tổ chức Công đoàn là thế, song trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đồng nghĩa với việc chấp nhận sẽ có các nghiệp đoàn độc lập khác. Theo ông tổ chức Công đoàn phải làm gì để tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình?
Ông Phạm Thế Duyệt: Theo tôi, việc đầu tiên là tổ chức Công đoàn phải tập hợp được sức mạnh của công nhân lao động. Điều lệ Đảng và Hiến pháp ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân”. Vậy giai cấp công nhân do ai tập hợp và tổ chức nếu không có Công đoàn?
Tuy nhiên, thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn với kinh tế tri thức và toàn cầu hóa ở mức rất cao, chúng ta không nên quan niệm giai cấp công nhân là những người mặc áo xanh, những lao động làm việc trực tiếp mà còn là đội ngũ tri thức, bởi họ cũng là người lao động. Đây mới thực sự là lực lượng quan trọng để công đoàn tập hợp, phát huy sức mạnh của các mũi giáp công nhằm phát huy hơn nữa vai trò tiên phong của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều thứ hai, tôi muốn nói đến sự sâu sát của các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn. Trước đây trong công cuộc giải phóng dân tộc, các đồng chí lãnh đạo đều hóa thân từ công nhân. Do đó, trong thời kỳ mới, trong công tác lãnh đạo chúng ta cũng nên học tập kinh nghiệm của các bậc tiền bối đi trước, tích cực bám sát cơ sở, len sâu vào đời sống của giai cấp công nhân để lãnh đạo, chỉ đạo làm nên những thắng lợi mới.
Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng coi vai trò của giai cấp công nhân và đội ngũ tri thức là lực lượng “tinh hoa” trong phát triển kinh tế hay coi lực lượng tiên phong phát triển kinh tế là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đội ngũ doanh nhân? Tôi cho rằng, trong tình hình mới, chúng ta phải nhìn thẳng sự thật, đó là suy nghĩ thế nào về giai cấp công nhân? Đất nước đi lên thì lực lượng nào là tiên phong? Đây không chỉ là thử thách của tổ chức Công đoàn mà còn là thử thách đối với Đảng lãnh đạo.
Cá nhân tôi cho rằng, bất luận thế nào chúng ta phải tập hợp được sức mạnh của giai cấp công nhân, gồm cả lao động chân tay và lao động tri thức là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà.
Điều thứ ba, tổ chức Công đoàn phải tham mưu với Đảng, Nhà nước để kịp thời có cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình mới. Đồng thời, Công đoàn phải tự thân vận động, không ngừng lớn mạnh để chứng minh vị trí vai, vai trò của mình. Đặc biệt, sao cho những công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấy được vai trò của mình, để khi nếu có tổ chức nghiệp đoàn khác hoạt động, họ cũng chỉ tin tưởng vào tổ chức Công đoàn mà thôi.
Trong bối cảnh hiện nay Công đoàn phải làm tốt chức năng vừa giám sát, vừa “thương thảo” để bảo vệ hài hòa các lợi ích. Nghĩa là, dù một bên là thành phần doanh nghiệp nào đi chăng nữa thì công nhân không được phép ở vị trí người làm thuê. Phải thể hiện được quan hệ người lao động và người sử dụng lao động một cách bình đẳng, trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Phải thể hiện bất luận thành phần kinh tế nào, loại hình doanh nghiệp nào giai cấp công nhân cũng đóng vai trò tiên phong.
PV: Với vị thế là Thủ đô, Công đoàn thành phố Hà Nội nhiều năm nay đã tiên phong đi đầu trong nhiều hoạt động và phong trào thi đua. Thời kỳ mới, tình hình mới, để tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình, ông có điều gì muốn nhắn nhủ tới các cấp Công đoàn Thủ đô?
Ông Phạm Thế Duyệt: Hà Nội là Thủ đô của các nước, nơi tụ hội rất nhiều đội ngũ tri thức và công nhân lao động; nơi có nhiều khu công nghiệp - chế xuất, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên tôi mong muốn Đảng bộ thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và các cấp công đoàn phải làm sao đi đầu cả nước trong việc tập hợp đội ngũ giai cấp công nhân để thực sự là hạt nhân trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Tôi tin, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Thủ đô ngày càng phát huy trí tuệ của mình để tiếp tục phát triển, chứng minh mình là tổ chức duy nhất không tổ chức nào có thể thay thế khi chúng ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu, hay tham gia Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Làm được điều này, tôi tin Công đoàn Thủ đô và đất nước sẽ góp phần vào ổn định chính trị và thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển xứng tầm.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Đăng Hà (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50