Căng mình chặn dịch ở thượng nguồn sông Chu

(LĐTĐ) Xã biên giới Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An là nơi đầu nguồn sông Chu chảy vào đất Việt. Nơi đây, có cửa khẩu và nhiều đường mòn, lối mở thuận lợi cho việc đi lại của người dân nước ta và nước bạn Lào. Những ngày này, những chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ đang ngày đêm căng mình để ngăn chặn nạn nhập cảnh trái phép tiềm ẩn nguy cơ lây nan dịch Covid-19.
Nâng bước em đến trường nơi vùng cao biên giới Dân vận miền biên giới Tự hào những người lính mang quân hàm xanh

“Khó khăn nào cũng vượt qua”

Sau gần 1 tiếng rưỡi giờ đồng hồ leo núi dưới trời nắng gay gắt, chúng tôi đã có mặt tại Chốt kiểm soát dịch Covid-19 số 4 (Chốt số 4) của Đồn Biên phòng Thông Thụ. Chốt đóng chênh vênh trên sườn núi Nọng Giềng, gồm 2 căn nhà khung sắt, mái lợp bằng tôn lót xốp. Đây là nơi đóng quân và sinh hoạt của 8 cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh. Chốt số 4 được thành lập từ tháng 3/2020, lúc đầu, chỉ là cái lều tạm thưng và lợp bạt, sàn đóng bằng tre cách mặt đất chôn cách mặt đất nửa mét để tránh sên vắt rừng.

Khó có thể nói hết nỗi khó khăn vất vả của những ngày đầu lập chốt. Tất cả nguyên vật liệu, giường phản đều phải vác, cõng lên theo dốc núi hiểm trở. Gạo và thực phẩm anh em cắt cử người hàng tuần xuống núi vác lên. Đặc biệt là tình trạng thiếu nguồn nước sinh hoạt khiến cho anh em thường xuyên phải trực để hứng nước mưa từ trên mái lều bạt. Từ vị trí đóng chốt tuần tra đến những cột mốc biên giới được giao quản lý, gần nhất cũng đi xuyên rừng mất 2 giờ, xa nhất cũng mất 1 buổi. Thời gian gần đây, anh em đã bắt 7 người nhập cảnh trái phép.

Căng mình chặn dịch ở thượng nguồn sông Chu
Lợi dụng đường đi, lối mở nhiều đối tượng đã nhập cảnh trái phép qua địa bàn, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ càng siết chặt tuần tra, kiểm soát biên giới

Thượng úy Nguyễn Văn Kiện, quê ở xã miền biển Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) công tác từ ngày đầu thành lập chốt. Nhiều ngày nay, mặc dù bố anh đang nằm viện cấp cứu vì nhồi máu cơ tim nhưng vì nhiệm vụ, anh vẫn ở lại để trực cùng đồng đội. Thượng úy Kiện chia sẻ: "Chúng tôi đã trải qua những khó khăn, vất vả vì nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nay, mặc dù khó khăn còn nhiều nhưng anh em vẫn luôn động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ".

Còn Thiếu tá Nguyễn Văn Thành, quê ở xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) xúc động chia sẻ: “Ít ngày nữa giỗ bố, tôi cũng vắng mặt vì nhiệm vụ quan trọng này. Ai cũng có gia đình, nhiều đồng chí có việc riêng cần xin về để giải quyết nhưng tất cả anh em đều ở lại bám trụ càng thôi thúc mình vững vàng hơn”.

Rời Chốt số 4, chúng tôi đến Chốt số 2 nằm trên mỏm đồi nhìn ra dòng sông Chu. Hàng ngày, anh em ở đây có nhiệm vụ dùng ca nô túc trực và tuần tra dọc thượng nguồn giáp biên giới với Lào để nắm bắt thông tin những đối tượng nhập cảnh trái phép. Thời gian qua, chốt này đã bắt 6 vụ với 9 đối tượng.

Căng mình chặn dịch ở thượng nguồn sông Chu
Nhiều đối tượng theo thượng nguồn sông Chu nhập cảnh trái phép nên chiến sĩ Chốt số 2 thường xuyên tuần tra, túc trực đón lõng đối tượng khi có mật báo.

Đại úy Phạm Đức Tính, Chốt trưởng Chốt số 2 kể lại, thời gian đầu đóng quân, nguồn nước sông bẩn nên phải dò tìm nước khe và xách từng can để về sinh hoạt, mỗi ngày 5 người chỉ được 2 can. Nhưng vất vả hơn là ý thức phòng dịch của nhiều người dân nơi đây còn kém nên anh em phải tích cực tuyên truyền, nhắc nhở bà con vận động người thân của họ đang làm ăn ở Lào nếu về phải nhập cảnh hợp pháp để cách ly, không vượt biên mang nguồn dịch về cho cộng đồng.

"Ở đây, anh em chủ yếu vận động, ít khi sử dụng đến biện pháp hành chính nên đồng bào rất tin tưởng bộ đội biên phòng và cùng tham gia đóng góp cho công tác đặc biệt này. Mới đây, ngày 17/4/2021, chốt bắt được 1 đối tượng. Nguồn tin từ đối tượng này do người dân đánh cá trên sông cung cấp" - Đại úy Phạm Đức Tính cho biết.

Qua tìm hiểu, chúng tôi còn được biết, Đại úy Phạm Đức Tính vì bám trụ trên chốt nên mặc dù vợ sinh con phải mổ nằm viện 1 tuần nhưng anh cũng không về được. “Những khó khăn về cuộc sống riêng tư được anh em động viên chia sẻ, hoàn cảnh từng người anh em đều biết. Gia đình ai đó có những khó khăn thì anh em gọi điện thoại cho người thân đồng chí đó để động viên”- anh Tính nói.

Mỗi cán bộ, chiến sĩ khi đã xung phong lên chốt, anh em đều cố gắng gác lại mọi việc riêng để hoàn thành nhiệm vụ. Trung úy Thái Văn Dũng, nhà ở thị trấn Kim Sơn (huyện Quế Phong), chỉ cách chốt 50 km nhưng con nhỏ mới 7 tháng đau cấp cứu ở bệnh viện, vợ phải một mình xoay xở nhưng anh cũng không về được. “Thực hiện chỉ thị của cấp trên trực 100% quân số nên tôi cũng xác định yên tâm công tác vì đây là nhiệm vụ để bảo vệ sức khỏe cho cá nhân cũng như cộng đồng” - Trung úy Dũng tâm sự.

Căng mình chặn dịch ở thượng nguồn sông Chu
Do địa hình hiểm trở, công tác vận chuyển hậu cần lên các chốt kiểm soát rất vất vả.

Ngày đầu lập, các chốt chỉ là lều bạt dã chiến, cuối năm ngoái, các chốt đã được cấp trên đầu tư xây dựng nhà lợp tôn chống nóng, hệ thông pin mặt trời để có điện thắp sáng, nước suối được lắp ống dẫn về bể dự trữ, công tác tăng gia, sản xuất thực phẩm được cải thiện... Điều kiện đó đã góp phần tạo thêm động lực cho anh em vững vàng bám trụ nơi tuyến đầu.

Giữ vững thế trận

Đồn Biên phòng Thông Thụ quản lý gần 34km đường biên, 1 cửa khẩu và với 9 cột mốc biên giới. Để phòng chống dịch Covid-19, tháng 3/2020, Đồn đã thành lập 4 chốt kiểm soát dịch Covid-19, bố trí cán bộ chiến sĩ trực chiến 24/24 giờ. Mọi hoạt động, chương trình làm việc hàng ngày, hàng tháng, kế hoạch tuần tra, chiến đấu… của chốt đầy đủ như một đồn biên phòng thu nhỏ.

Căng mình chặn dịch ở thượng nguồn sông Chu
Sau thời gian tuần tra, kiểm soát, anh em Chốt số 4 lại tăng gia sản xuất tạo nguồn thực phẩm tại chỗ cho bộ đội.

Địa bàn biên giới Đồn Biên phòng Thông Thụ quản lý giáp với địa bàn tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào. Nơi đây, có trên 500 người Việt đang sinh sống và làm việc, đặc biệt, tại 2 công trình thủy điện trên sông Nậm Sâm có trên 400 công nhân người Việt. Trước đây, Cửa khẩu Thông Thụ làm công tác xuất nhập cảnh đảm bảo cho cư dân biên giới 2 nước trao đổi làm ăn, thăm thân. Từ đầu năm 2020, cửa khẩu này bị đóng.

Gần đây, tình hình dịch Covid-19 ở Lào diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ có nhiều người Việt nhập cảnh trái phép để về nước qua biên giới huyện Quế Phong tăng lên. Do đó, cán bộ, chiến sĩ ở đây thường xuyên phối hợp với biên phòng nước bạn để nắm thông tin tình hình và vận động những người Việt sinh sống và lao động muốn về nước phải nhập cảnh hợp pháp qua cửa khẩu quốc tế.

Nhờ tin báo của người dân địa phương, các chiến sĩ biên phòng đã bắt giữ nhiều đối tượng nhập cảnh trái phép. Đơn vị còn tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới không lơ là, chủ quan, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, vận động nhân dân thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế…

Từ khi thành lập các chốt, Đồn Biên phòng Thông Thụ đã phát hiện trên 30 vụ, bắt giữ 59 đối tượng xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. Tất cả các đối tượng trên đều bị cách ly sau khi bị bắt giữ. Trong đó có 1 đối tượng bị tòa xử 2 năm tù về tội đưa người vượt biên trái phép.

Căng mình chặn dịch ở thượng nguồn sông Chu
Ngoài công tác tuần tra, kiểm soát thì việc thăm hỏi, nhắc nhở, đo thân nhiệt những người dân ra vào khu vực lập chốt cũng được cán bộ quân y Đồn Biên phòng Thông Thụ chú trọng.

Thượng tá Hoàng Văn Huy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Thông Thụ cho biết, để đảm bảo công tác phòng dịch, đơn vị thực hiện 100% quân số trực sẵn sàng trong mọi tình huống. Trực 24/24 giờ tại các chốt từ 7 đến 9 đồng chí. Vừa rồi, đơn vị được cấp trên tăng cường thêm 16 đồng chí để bổ sung quân số các chốt. Từ 28/3/2021, đơn vị không giải quyết cho bất kỳ trường hợp nào xin nghỉ phép. Trong đó, có một số chốt bố trí cả chó nghiệp vụ để hỗ trợ công tác tuần tra kiểm soát.

“Hiện nay, thời tiết diễn biến thất thường, xảy ra giông lốc. Ngày mưa, việc đi lại trên chốt lại càng khó khăn hơn, vật chất hậu cần phải mang vác theo đường núi. Tuy nhiên, anh em vẫn xác định yên tâm bám trụ tại các chốt để góp phần đẩy lùi dịch bệnh”- Thượng tá Huy chia sẻ.

Nghệ An có đường biên giới với nước bạn Lào dài gần 470 km, tiếp giáp với 3 tỉnh: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay. Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19 tại nước bạn Lào, đến nay, bộ đội Biên phòng Nghệ An đã lập 33 chốt trên biên giới, với hơn 200 cán bộ, chiến sĩ để tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép. Từ đầu năm đến nay, đã bắt giữ, xử lý 20 vụ, với 102 đối tượng có hành vi xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. Trong đó, đã khởi tố 9 đối tượng.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động