Cảnh báo nguy cơ sốt rét “nhập khẩu” từ châu Phi
Nhập viện vì nghe “mạng xã hội” uống thuốc sốt rét chống Covid-19 Uống thuốc sốt rét để phòng Covid-19: Nguy hại khôn lường Prudential Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm trực tuyến “Pru - Nhiệt đới” |
Đơn cử là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Đình Th. (38 tuổi, quê Hà Tĩnh) từ Angola về nước được 1 tuần. Trước đó, bệnh nhân làm việc và sinh sống tại Angola đã được 12 năm. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, rét run, kèm đau đầu nhiều khi sốt. Tình trạng sốt tập trung chủ yếu vào buổi chiều, ngày thường có 2 cơn sốt, kèm tiểu buốt, đại tiện phân lỏng.
Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Đỗ Duy Cường (áo trắng, ở giữa) thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm. |
Bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế gần nhà nhưng không phát hiện ra bệnh nên đã đi khám tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh trong tình trạng nặng, sau đó được chuyển tới Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khai thác yếu tố dịch tễ, bệnh nhân có đi Angola về kết hợp xét nghiệm máu thì các bác sĩ phát hiện ra ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum trong máu.
Tương tự, bệnh nhân thứ 2 là một sản phụ 32 tuổi (Hà Nội), hiện đang mang thai tháng thứ 6. Được biết, bệnh nhân này đã đi xuất khẩu lao động tại Angola được 8 năm và đã từng bị sốt rét vào năm 2021. Bệnh nhân mới trở về từ Angola được 1 tuần. Trước vào viện 3 ngày chị xuất hiện sốt cao rét run thành cơn, chủ yếu sốt về chiều tối. Sau cơn sốt vã mồ hôi nhiều, kèm nôn, buồn nôn, đau đầu nhiều.
Bệnh nhân đi khám phòng khám tư, sau đó được đưa vào Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương làm xét nghiệm và được chẩn đoán là sốt rét. Do có thai và kèm bệnh lý hạ tiểu cầu cần theo dõi nên bệnh nhân này được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - nơi có nhiều chuyên khoa cùng phối hợp để có thể theo dõi và điều trị.
Chia sẻ về bệnh sốt rét, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Trong những năm vừa qua, bệnh sốt rét ở Việt Nam được kiểm soát khá thành công, bởi chúng ta đã có chương trình phòng chống sốt rét hiệu quả ở các địa phương. Đồng thời, nước ta cũng có đầy đủ thuốc sốt rét để điều trị, nên tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét giảm nhiều, chỉ còn lưu hành ca bệnh ở một số tỉnh ở Tây Nguyên và phía Nam.
Tuy nhiên, thời gian gần đây chúng tôi nhận được nhiều bệnh nhân sốt rét do đi từ Châu Phi về, nên được gọi là sốt rét “nhập khẩu”. Nguyên nhân là do giao thương, đi lại nhiều, sau một thời gian dịch bệnh, việc khôi phục lại các đường bay cho người Việt Nam đi lao động, công tác tại Châu Phi, đặc biệt là Angola trở về nước gia tăng.
Từ hai ca bệnh trên, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới khuyến cáo: Người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra dịch tễ và xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng sốt rét hay không và cần khai báo y tế với cơ quan chức năng. Khi có biểu hiện sốt cần đi khám ngay để tránh nhầm lẫn và bỏ sót.
Cả 2 bệnh nhân hiện đang điều trị tại Trung tâm bị sốt ngay sau khi về Việt Nam nhưng y tế ở địa phương không phát hiện ra, không để ý yếu tố dịch tễ là đi từ Châu Phi về nên dễ bỏ sót. Do các triệu chứng sốt rét không điển hình rầm rộ, dễ gây nhầm với các bệnh khác như cảm cúm, Covid-19, sốt xuất huyết, hay nhiễm trùng tiết niệu…
Trong những năm qua đã có nhiều cảnh báo về những trường hợp sốt rét đi từ Châu Phi về, đặc biệt là các trường hợp công nhân, người lao động làm việc tại Angola về thì phải lưu ý yếu tố dịch tễ. Người dân cần khai báo với cơ quan y tế hoặc đi xét nghiệm bởi sốt rét có thể trở thành sốt rét ác tính và nguy hiểm đến tính mạng.
“Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp sốt rét trở thành ác tính với triệu chứng sốt cao liên tục, có thể đi vào hôn mê sau 3-5 ngày, nguy hiểm đến tính mạng. Kèm theo hôn mê là suy đa phủ tạng (gan, thận, phổi,..) hoặc thiếu máu, co giật, hạ đường huyết. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời, đúng thuốc và thuốc tốt thì các chức năng sẽ dần hồi phục. Các thuốc sốt rét hiện nay có sẵn (Artesunate, Arterakin) được Bộ y tế cung cấp theo chương trình”, Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường nhấn mạnh thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00