Cảnh báo sốt xuất huyết “vào mùa” sớm

Theo các chuyên gia y tế, năm nay bệnh sốt xuất huyết đến sớm hơn mọi năm. Do thời gian này đầu vụ dịch sốt xuất huyết, nhiều người khi bị sốt nghĩ là mắc Covid-19, cúm hoặc một số bệnh khác nên chủ quan và nhập viện điều trị muộn, gây biến chứng nặng như hạ tiểu cầu, suy thận, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi… rất nguy hiểm.
Người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống sốt xuất huyết Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Nữ bệnh nhân bị cô đặc máu sau 5 ngày sốt

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, ngay từ đầu tháng 5, tháng 6, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới đã rải rác tiếp nhận bệnh nhân nhập viện điều trị sốt xuất huyết. Và hiện Trung tâm đang điều trị cho nhiều ca bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo.

Cảnh báo sốt xuất huyết “vào mùa” sớm
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân Đỗ Thị V (83 tuổi, ở Hà Nội). Ba ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện sốt cao kèm đau đầu nhiều, mệt mỏi. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và ung thư vú đã phẫu thuật 3 năm. Bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, xét nghiệm phát hiện sốt xuất huyết, kèm theo các biểu hiện như tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng. Bệnh nhân là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền, được chẩn đoán sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo nên đã được nhập viện theo dõi, điều trị kịp thời nay đã qua cơn nguy kịch.

Hay trường hợp bệnh nhân Trần Thị M (60 tuổi, ở Nam Định), hiện đang bán rau tại chợ Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết 5 ngày gồm nôn và đau thượng vị, sau đó sốt cao, đau đầu, nôn vài lần, không chảy máu mũi, không chảy máu chân răng. Bệnh nhân đến khám và nội soi dạ dày tại Trung tâm Tiêu hóa gan - mật - tụy, xét nghiệm sốt xuất huyết dương tính nên được chuyển đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới với các dấu hiệu cảnh báo, lúc này tiểu cầu hạ chỉ còn 10 G/L, tình trạng cô đặc máu, có tràn dịch màng phổi, thoát huyết tương…

Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường thông tin, do thời gian này đầu vụ dịch, nhiều người khi bị sốt thì nghĩ là do mắc Covid-19, cúm hoặc một số bệnh khác nên không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết. Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ thấp, hoặc trên các bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nền, cơ địa phụ nữ có thai,... thì mới đến viện. Lúc đó bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử, một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng như men gan tăng, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu.

Theo các bác sĩ, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu thì cần làm xét nghiệm máu khá đơn giản và cho kết quả nhanh trong vòng 1 vài giờ. Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình từ 150 - 450 G/L. Khi sốt xuất huyết, xét nghiệm công thức máu sẽ thấy số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu giảm và hematocrit tăng (máu cô đặc). Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 G/L.

“Theo khuyến cáo, nếu tiểu cầu giảm nhanh hoặc có biểu hiện xuất huyết chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da, có hiện tượng cô đặc máu như chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan, tụt huyết áp, men gan tăng cao, tràn dịch màng bụng, rong kinh ở nữ giới… khi đó cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc truyền tiểu cầu chỉ tiến hành khi nào xuống thấp dưới 5 G/L hoặc có biểu hiện chảy máu. Sau khi hết sốt vài ngày, tiểu cầu sẽ tăng trở lại bình thường”, Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Các chuyên gia cũng lưu ý, người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán đơn giản như NS1Ag để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên.Nếu đúng sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện.

Hiện nay, một số bệnh dịch khác vẫn đang lưu hành như: Covid-19, cúm, thủy đậu… nên dễ chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết. Nếu như vậy có thể dẫn đến điều trị phác đồ sai, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, bác sĩ các tuyến cũng cần cập nhật hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế để xử lý điều trị đúng.

Để phòng sốt xuất huyết, do hiện nay chưa có vắc xin, việc phòng bệnh vẫn chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy. Hiện nay, bước vào đầu mùa mưa, cần tiến hành phun thuốc diệt muỗi tại những nơi có phát hiện ca bệnh tránh dịch, bệnh lan rộng.

Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khuyến cáo người dân phải dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, không để nước đọng trong các xô chậu, chum vại… nhằm phòng, chống sốt xuất huyết hiệu quả. "Hiện nay, trên thị trường có nhiều hóa chất diệt muỗi, tuy nhiên người dân không nên tự mua về phun. Người dân có nhu cầu diệt muỗi nên liên hệ các đơn vị y tế dự phòng ở địa phương, không sử dụng các loại hóa chất không rõ ràng, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và kháng thuốc ở muỗi", bác sĩ Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo bác sĩ Dũng, vừa qua, các Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương đã tham mưu Bộ Y tế xây dựng lại hướng dẫn phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Bản hướng dẫn trước đã được Bộ Y tế ban hành từ năm 2014, nên Việt Nam cần một hướng dẫn mới để phù hợp với những diễn biến phức tạp của dịch hiện nay. Theo đó, các cơ quan tham mưu đã thống nhất đưa ra chính là thành lập "Tổ sốt xuất huyết cộng đồng". Tiến sĩ Dũng cũng cho rằng, mô hình tổ Covid cộng đồng nếu giờ được chuyển sang làm tổ phòng, chống sốt xuất huyết sẽ rất hợp lý.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.

Tin khác

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có Chỉ thị số 07/CT-UBND chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.
Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế

Ngày 18/4/2025, Tập đoàn Vingroup công bố chuẩn bị khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Giờ tại khu đô thị Vinhomes Green Paradise vào tháng 8/2025, theo tiêu chuẩn của Cleveland Clinic - một trong những hệ thống y tế hàn lâm hàng đầu thế giới. Thông qua Vinmec Cần Giờ, người dân sẽ được tiếp cận dịch vụ chăm sóc lâm sàng tốt nhất của Cleveland Clinic ngay tại Việt Nam; đồng thời có thể chuyển viện quốc tế tới các cơ sở hàng đầu của mạng lưới Cleveland Clinic Connected.
Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Ngày 17/4, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9

Kiểm tra thực địa tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đưa ra những yêu cầu bức thiết phải hoàn thành 2 dự án này trong năm nay.
Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc giả hậu quả thật

Thuốc được sử dụng để điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, hoặc thuốc kém chất lượng, thì việc điều trị bệnh không những không mang lại hiệu quả, mà còn gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Xem thêm
Phiên bản di động