Cảnh giác thủ đoạn giả danh công an để lừa đảo
Cảnh báo thủ đoạn gọi điện thoại lừa bị "phạt nguội" Mạo danh nhân viên ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng |
Nhiều thủ đoạn tinh vi
Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm thường là: Sử dụng công nghệ cao, ẩn danh hoặc giả danh số điện thoại giống số điện thoại của cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… gọi điện thông báo cho nạn nhân đang bị kiện, nợ ngân hàng… Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân thực hiện các thao tác kê khai thông tin cá nhân, số tài khoản hòng chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Nhiều người dân nhẹ dạ, hiểu biết hạn chế nên đã bị lừa.
Các bị cáo giả danh công an, gọi điện thoại lừa đảo bị xét xử tại Hà Nội. Ảnh: Việt Dũng |
Vụ việc điển hình xảy ra mới đây tại quận Cầu Giấy. Ngày 7/5, Công an phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) tiếp nhận đơn trình báo của ông Q. (trú tại quận Cầu Giấy) về việc nhận được cuộc điện thoại từ một đối tượng tự xưng là công an, thông báo ông Q. đang bị điều tra về vụ án ma túy và yêu cầu ông chuyển tiền cho anh ta để xác minh. Ông Q. đã chuyển 2,6 tỷ đồng cho người gọi điện thoại xong mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo. Trước đó, một phụ nữ ở quận Hai Bà Trưng cũng đã chuyển 360 triệu đồng cho đối tượng gọi điện tự xưng là công an đang điều tra vụ án ma túy liên quan đến bà. Vụ việc sau đó được Công an phường Lê Đại Hành tiến hành điều tra theo đơn trình báo.
Tương tự, chị Nguyễn Thị L. (huyện Phúc Thọ) cho biết, ngày 26/4, chị nhận được cuộc điện thoại của người lạ thông báo việc chị mở tài khoản tại một ngân hàng chi nhánh Đà Nẵng và đang nợ số tiền gần 40 triệu đồng. Tuy phủ nhận việc mình vay nợ, nhưng khi người gọi xưng danh là cán bộ điều tra, yêu cầu phải phối hợp thì chị đã làm theo hướng dẫn, gửi ảnh chụp thẻ ngân hàng, chứng minh thư nhân dân, để rồi tài khoản ngân hàng bị “bốc hơi” 395 triệu đồng…
Để nhận diện các cuộc điện thoại có dấu hiệu nghi vấn, trước hết người dân phải nắm được các quy trình hoạt động hành chính, quy trình làm việc của các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Tòa án… những cơ quan này làm việc là phải có giấy mời, chứ không làm việc qua điện thoại. Không có chuyện cơ quan pháp luật gọi điện đến công dân để dọa ép công dân phải đưa tiền. Nếu có yêu cầu giao nộp tài sản liên quan đến vụ án, sẽ có những yêu cầu bằng văn bản cụ thể. Việc giao nộp được tiến hành tại trụ sở với những người có thẩm quyền. |
Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, đây là loại tội phạm công nghệ cao, có tổ chức chặt chẽ với thủ đoạn tinh vi. Thủ đoạn của chúng là làm cho bị hại lâm vào trạng thái hoảng loạn, hoang mang không còn cách nào khác, buộc phải chuyển cho chúng toàn bộ số tiền mình có vào tài khoản của bọn chúng với lý do phục vụ công tác điều tra. Ban đầu chúng tìm kiếm thông tin gia đình nạn nhân trên mạng internet và các hình thức khác nhau. Khi đã biết được số cố định nhà riêng, biết được người thân của gia chủ ở nhà, chúng giả nhân viên tổng đài viễn thông, gọi điện đến cố tình gây cớ để moi móc thông tin. Sau đó, tên đồng bọn thứ hai sử dụng các “giao thức VOI IP”, thông qua một phần mềm, giả lập được các số điện thoại của cơ quan công an, tự xưng là cán bộ cơ quan công an gọi điện thoại để dọa nạn nhân. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, chúng lập tức rút hết tiền trong tài khoản tại nước ngoài, hoặc đồng bọn đến ngân hàng trong nước rút tiền rồi tẩu thoát.
Người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa
Mới đây, Công an thành phố Hà Nội đã phát đi thông báo, nêu rõ: Công an thành phố Hà Nội nhận được nhiều phản ánh của người dân về việc bị các đối tượng gọi điện thoại tự xưng nhân viên bưu điện, thông báo đang nợ tiền cước điện thoại, có bưu phẩm gửi ở các bưu điện lâu ngày không đến nhận, thiếu nợ tiền ngân hàng do người khác lấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân đăng ký mở tài khoản ngân hàng hoặc liên quan đến các vụ án đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia… đã có lệnh bắt của cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát và yêu cầu kê khai tài sản, số tiền hiện có trong các tài khoản ngân hàng. Tiếp đó, đối tượng sẽ yêu cầu người bị hại phải nghe điện thoại, liên tục nói chuyện với nhiều người tự xưng là điều tra viên, cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và không được kể cho người khác việc đang làm với cơ quan pháp luật. Thậm chí, để tạo sự tin tưởng cho bị hại, các đối tượng sử dụng phần mềm công nghệ để giả mạo số gọi đến là số điện thoại của Công an thành phố Hà Nội hoặc các cơ quan của Nhà nước. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa rồi yêu cầu bị hại chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng với lý do xác minh nguồn tiền, phục vụ điều tra và chiếm đoạt.
Từ các vụ việc cụ thể đang điều tra, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo đây là thủ đoạn lừa đảo, người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè các thủ đoạn trên, tránh “mắc bẫy” của các đối tượng.Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.Người dân khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Cũng nhằm cảnh báo người dân tránh “mắc bẫy” các đối tượng lừa đảo, Trung tá Đào Trung Hiếu cho hay, để nhận diện các cuộc điện thoại có dấu hiệu nghi vấn, trước hết người dân phải nắm được các quy trình hoạt động hành chính, quy trình làm việc của các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Tòa án… những cơ quan này làm việc là phải có giấy mời, chứ không làm việc qua điện thoại. Không có chuyện cơ quan pháp luật gọi điện đến công dân để dọa ép công dân phải đưa tiền. Nếu có yêu cầu giao nộp tài sản liên quan đến vụ án, sẽ có những yêu cầu bằng văn bản cụ thể. Việc giao nộp được tiến hành tại trụ sở với những người có thẩm quyền.
Một điểm cần lưu ý nữa, cơ quan pháp luật, đặc biệt cơ quan điều tra không có tài khoản mang tên cá nhân. Trong khi đó, đối tượng tội phạm luôn yêu cầu người dân chuyển tiền vào những tài khoản đứng tên cá nhân, đây chính là thủ đoạn lừa đảo. Khi nhận được những dấu hiệu bất thường trong các cuộc gọi. Tuyệt đối không được cung cấp thông tin cá nhân cũng như các thành viên trong gia đình cho người gọi điện, đặc biệt là thông tin tài khoản, tiền tiết kiệm có trong ngân hàng. Đặc biệt, không bao giờ được cầm tiền đến ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản mang tên cá nhân của đối tượng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58
Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia
Tin nóng 17/11/2024 07:50
Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong
Tin nóng 16/11/2024 17:24