Cảnh giác với “combo du lịch giá rẻ”
Trước khi đi du lịch, du khách cần lưu ý những điều này Cảnh báo lừa đảo trước những gói du lịch giá rẻ trên mạng |
Dễ dàng “chốt đơn”...”… trên mạng xã hội
Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ phụ trợ đã nhanh chóng tung hàng loạt khuyến mãi để kích cầu du lịch. Rất nhiều ưu dãi, giảm giá, không giảm chất lượng dịch vụ hoặc giữ giá nhưng tăng thêm các dịch vụ để thu hút du khách. Một số công ty đưa ra mức giá cực thấp so với giá của các thương hiệu du lịch có uy tín cùng những lời hứa hẹn “có cánh” nhằm thu hút khách hàng.
Hiện, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều công ty, đại lý tung ra những combo du lịch giá rẻ bất ngờ. Đã có nhiều người khi xem xong và đặt ngay một tour cho gia đình, người thân mà không tìm hiểu kỹ thông tin. Thậm chí đặt và chuyển tiền nhanh vì sợ mất cơ hội khuyến mãi giá rẻ. Chính vì sự chủ quan mà không ít người đã bị “sa bẫy” những đối tượng lừa đảo.
![]() |
Người dân cần thận trọng khi lựa chọn combo du lịch giá rẻ trên mạng xã hội. |
Chị Bùi Thu Hồng (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Theo chị Hồng, đầu tháng 6, do có nhu cầu cùng gia đình đi nghỉ dưỡng, tôi được chào mời mua combo du lịch đi đảo Phú Quốc giá rẻ của một trang du lịch giá rẻ trên mạng xã hội. Đi 3 người với giá trọn gói 9.900.000 đồng. Sau khi nhắn tin trao đổi với người tự nhận là nhân viên công ty, chị đã chuyển 50% số tiền đặt cọc cho bên công ty du lịch đó. Ngày hôm sau chị Hồng gọi để hỏi thêm về lịch trình thì không còn liên lạc được nữa. Bực mình hơn, trang Facebook mà trước đó chị liên hệ đã bị chặn, dù cố gắng liên lạc nhiều lần. “Tôi đành chịu mất tiền vì không có một cơ sở nào để báo với cơ quan chức năng, với lại cũng không muốn mất thời gian vì số tiền không lớn, chị Hồng cho hay.
Không chỉ chào mời khách hàng rồi biến mất, nhiều công ty, đại lý bán tour du lịch dạng lừa đảo thường đánh vào tâm lý ham rẻ của khách hàng để bán combo với giá chỉ bằng một nửa so với những hành trình tương tự trên thị trường.
Anh Trần Mạnh Cường (phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội), một “nạn nhân” của những đối tượng cung cấp combo du lịch giá rẻ cho biết, anh mua được combo du lịch giá rẻ gần 2 triệu đồng/người so với mức giá thực tế trên thị trường, gia đình anh ai cũng vui, nhưng thực tế đã khiến anh ám ảnh với hành trình đó. “Quảng cáo thì ở khách sạn 4 sao, view nhìn ra biển, ăn buffet sáng, xe đưa đón… nhưng khi khách đến nơi thì được biết mọi thứ hoàn toàn khác. Khách sạn chỉ như mấy căn nhà liền kề cho thuê phòng trọ, nằm cách xa khu trung tâm; xe đưa đón là xe ô tô cũ, chật chội; ăn sáng thì như ăn cơm bình dân. Nhiều du khách cùng đoàn bức xúc vì chất lượng bữa ăn quá tệ, gọi thêm món theo nhu cầu thì bị tính với mức giá “trên trời”… Tất cả các dịch vụ đều kém hơn so với thỏa thuận ban đầu”, anh Cường chia sẻ..
Tỉnh táo không để mất tiền oan
Có nhiều người săn vé rẻ nhưng rồi lại phải trả cái giá đắt khi bị lừa hoặc trải nghiệm một hành trình du lịch kém chất lượng. Do nhiều người không tìm hiểu kỹ đã vội đăng ký, đặt cọc để rồi tiền mất mà dịch vụ du lịch không như ý hoặc thậm chí mất tiền oan. Anh Trần Mạnh Đạt (hướng dẫn viên công ty TNHH du lịch Cộng đồng) cho biết, combo hiện nay có hai hình thức, khởi hành cố định và khởi hành linh hoạt. Trong đó, combo khởi hành cố định thường do các doanh nghiệp lữ hành uy tín cung cấp, vì phải có thỏa thuận giữ chỗ từ trước với hãng hàng không và khách sạn để có thể đáp ứng các đoàn khách lớn. Combo khởi hành linh hoạt thường phục vụ các đoàn khách nhỏ, ít người, không cố định về ngày đi, ngày lưu trú. Đây là loại hình tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì ngoài tư cách pháp nhân thì nhiều cá nhân cũng có thể đứng ra cung cấp dịch vụ này. Đặc biệt, nếu giao dịch qua mạng xã hội, nơi các cá nhân xuất hiện ẩn danh thì nguy cơ rủi ro càng tăng cao.
Về chế tài, theo luật sư Nguyễn Hoàng (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội), tùy thuộc vào việc có hành vi bỏ trốn hay không, đối tượng có thể bị xử lý về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, các vụ lừa đảo bán combo du lịch giá rẻ hiện nay chưa bị các cơ quan pháp luật xử lý nhiều trong thời gian qua. Tình trạng người mua combo không biết tên, mặt hay địa chỉ liên hệ của người bán là khá phổ biến. Do đó, khi bị lừa, nếu người mua combo trình báo với cơ quan chức năng thì cũng mất nhiều thời gian để xác định danh tính, thông tin đối tượng lừa đảo cũng như chứng minh hành vi lừa đảo của đối tượng. Mặt khác, nhiều khách hàng cũng có tâm lý ngại trình báo cơ quan pháp luật do số tiền bị chiếm đoạt không lớn. Điều này khiến các vụ lừa đảo combo du lịch giá rẻ diễn ra nhiều hơn…
Theo khuyến cáo của các công ty lữ hành có uy tín, trên thị trường có rất nhiều đơn vị, cá nhân bán combo du lịch giá rẻ. Tuy nhiên, để có chuyến đi chất lượng, trước khi đặt vé, người tiêu dùng cần phải xem xét kỹ về thông tin của người bán, phản hồi của khách hàng từng đặt tour du lịch của các đơn vị này. Việc kiểm tra thông tin bây giờ rất dễ. Bạn có thể bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua vé cho chuyến đi dài ngày thì làm sao lại không dành ra được 5 - 10 phút kiểm tra thông tin của người bán chỉ với vài thao tác./.
Theo đánh giá của Công an thành phố Hà Nội, thời gian qua các vụ lừa đảo combo du lịch chưa bị các cơ quan pháp luật xử lý nhiều, nguyên nhân chính do việc đặt combo du lịch, thanh toán tiền đều trên môi trường mạng xã hội. So với chiêu trò dùng tài khoản ảo, cách thức lừa đảo hiện tại đã khó nắm bắt hơn rất nhiều. Do đó, để tránh bị lừa đảo, Công an Thành phố khuyến cáo, người mua cần lưu lại toàn bộ các thông tin liên quan trong quá trình mua combo như thanh toán, mail, tin nhắn... Khi giao dịch, người mua phải yêu cầu bên cung cấp combo làm hợp đồng với các điều khoản chi tiết về chuyến bay, khách sạn, giá vé, các chi phí phát sinh khác (nếu có), trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng và các chế tài xử lý. Nếu có dấu hiệu bất thường, người mua cần sớm trình báo với cơ quan Công an để được hỗ trợ bảo vệ quyền lợi hợp pháp. |
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương
Tin nóng 20/04/2025 06:35

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất
Tin nóng 19/04/2025 20:24

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương truy tố, xét xử vụ buôn ma túy ở Quảng Ninh để răn đe
Tin nóng 19/04/2025 13:06

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè
Tin nóng 19/04/2025 10:10

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa
Tin nóng 18/04/2025 22:52

Bắt khẩn cấp lãnh đạo Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II
Tin nóng 18/04/2025 21:28

Quảng Ninh: Bắt giữ nhóm đối tượng vận chuyển ma túy, dùng súng tấn công Công an
Tin nóng 18/04/2025 07:02

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính
Tin nóng 17/04/2025 20:10

Người phụ nữ "dâng" hàng trăm triệu đồng cho Văn phòng luật sư rởm
Tin nóng 17/04/2025 19:48

Tài xế xe tải mang theo "đồ nghề" sử dụng ma túy đá
Tin nóng 17/04/2025 12:47