Câu chuyện về cành hoa phong lan Bác tặng

(LĐTĐ) Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ lần đầu tiên được gặp Bác Hồ và được Bác tặng hoa phong lan, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trương Thị Khuê vẫn không thể nào quên được khoảnh khắc ấy. Bà vẫn nhớ như in từng lời nói của Bác: “Hoa lan của Bác đẹp, nhưng chiến công của các cháu còn đẹp hơn”.
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhiều thứ có thể quên, nhưng bữa cơm với Bác còn nhớ mãi

Ba đóa hoa ngát hương nơi tuyến lửa

Đến với triển lãm “Luôn có Bác trong tim” tại Bảo tàng lịch sử Quân sự, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trương Thị Khuê, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lại một lần nữa kể câu chuyện về Bác Hồ, người đã dạy bà những bài học quý giá về tình yêu thương, đức tính giản dị, tiết kiệm và tinh thần luôn cố gắng học tập phấn đấu. Nữ anh hùng tâm sự, cả ba lần gặp Bác là ba lần khắc cốt ghi tâm, dù từ bấy đến giờ, hơn 50 năm nhưng lại như vừa mới hôm qua.

Câu chuyện về cành hoa phong lan Bác tặng
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trương Thị Khuê đứng trước bức ảnh được Bác Hồ tặng hoa phong lan

Bà Trương Thị Khuê xúc động kể lại, bà được gặp Bác Hồ lần đầu tiên vào ngày 11/9/1968, khi đó bà mới 24 tuổi. Ngày hôm ấy bà cùng hai nữ dân quân là Trần Thị Bưởi và Nguyễn Thị Xuân vừa tham dự Đại hội thanh niên, sinh viên thế giới tại Sofia (Bulgaria) về đến Hà Nội thì được cán bộ Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng báo tin sẽ được vào thăm Bác Hồ.

“Chúng tôi rất bất ngờ, hồi hộp. Khi xe ô tô đưa chúng tôi đến Phủ Chủ tịch, nhìn thấy Bác đội mũ vải xanh công nhân bạc màu, mặc bộ quần áo bà ba giản dị, chân đi dép cao su, bao nhiêu lo lắng chợt tan biến. Bác giản dị quá, gần gũi quá, khiến chúng tôi có cảm giác thân thiết lạ thường”, bà Khuê kể lại. Theo dòng ký ức của bà, khi ấy, Bác ân cần hỏi về thành tích của từng người, nghe đồng chí Trương Vũ Kỳ kể xong, Bác khen: “Các cháu giỏi lắm”. Lời khen của Bác rất ngắn gọn nhưng ai cũng xúc động nghẹn ngào.
Biết chiến trường Vĩnh Linh trong cuộc kháng chiến gặp nhiều đau thương mất mát, Bác hỏi thăm từng li từng tí. Vĩnh Linh có bị máy bay B52 đánh nhiều không? Địch đánh như thế bà con ta ăn ở ra sao? Thế ăn ở dưới hầm như vậy sức khỏe bà con có bảo đảm không?...

Từng câu hỏi quan tâm của Bác và những trăn trở trên nét mặt hiền từ đã khắc sâu trong tâm trí người nữ dân quân Trương Thị Khuê. Hỏi thăm tình hình Vĩnh Linh xong, Bác lại quay sang hỏi nữ dân quân Nguyễn Thị Xuân về tình hình Quảng Bình rồi dặn dò và gửi lời hỏi thăm đến quân, dân. Sau đó, Bác bảo ba nữ dân quân cùng Bác ra sân chụp ảnh. Đến sân Bác bảo: “Nghe nói dân quân Quảng Bình, Vĩnh Linh hát hay lắm, các cháu hát cho Bác nghe ba bài nhé”. Bà Trương Thị Khuê đã mạn dạn hò điệu hò mái nhì do đội văn nghệ xã Vĩnh Thủy sáng tác.

Cũng hôm ấy, sau khi chụp ảnh xong, Bác dẫn các cô dân quân đến trước nhà, bên cây phong lan nở những chùm hoa trắng đẹp và thơm ngát. Bà Trương Thị Khuê nhìn thấy cây phong lan liền thốt lên: “Ôi hoa phong lan của Bác đẹp quá!”. Bác ngắt ba chùm hoa tặng cho ba nữ dân quân rồi nói: “Hoa phong lan của Bác đẹp, nhưng thành tích các cháu còn đẹp hơn hoa của Bác. Các cháu giữ và phát huy thành tích để tươi mãi như hoa”.

Bác chỉ một lời khen tặng giản dị mà sâu sắc, cho đến bây giờ, người nữ dân quân anh hùng năm đó vẫn nhớ mãi, để mỗi năm, cứ đến dịp sinh nhật Bác là bà lại có cơ hội được kể lại như một lời khắc cốt ghi tâm.

Bài học về bữa cơm và ba quả cà

Mấy hôm sau, vào ngày 16/9/1968, một tin vui bất ngờ lại đến với ba nữ dân quân, đó là được Bác Hồ cho gọi vào ăn cơm cùng Người. Bà Khuê kể: “Tưởng rằng được ăn với Chủ tịch nước là phải thịnh soạn lắm, nhưng khi nhìn thấy trên mâm cơm chỉ có một đĩa thịt gà luộc, một đĩa rau muống, một đĩa cà muối, một bát khoai sọ, chúng tôi đều nghẹn lòng. Một vị Chủ tịch nước mà lại ăn bữa cơm giản dị đến thế này sao?.

Khi ngồi ăn cơm, Bác nói: “Bây giờ cháu nào nhỏ nhất bác cho cái đầu, cháu nào lớn nhất cho cái đuôi, cháu nào giữa thì cái cánh”. Bác tự tay đơm cơm cho từng người, chúng tôi cảm động không ăn được, chỉ nhìn nhau nước mắt rơm rớm. Tôi mồ côi từ nhỏ, không được học hành, không được ai chăm sóc, chưa từng được ai nấu cho ăn, chưa từng được đơm cơm, cử chỉ của Bác vừa giống như một ông tiên, lại vừa giống như người thân đang chăm sóc mình. Chúng tôi nghẹn ngào cố gắng ăn hết bát cơm Bác vừa xới. Ăn xong, chúng tôi đứng dậy thu bát đĩa, Bác lại nói: “Cháu Khuê ăn ba cái quả cà đi”.

Ba quả cà thì đáng bao nhiêu tiền? nhưng tôi nghe lời Bác, ăn mà thấm đến tận bây giờ về bài học tiết kiệm mà Bác đã dạy. Suốt hơn bốn mươi năm hoạt động từ cơ sở đến Trung ương, tôi không bao giờ vì có chức quyền mà sống lãng phí, bởi bài học về ba quả cà trong bữa cơm với Bác hôm ấy”.

“Các cháu về phải học tập”

Lần cuối cùng bà Trương Thị Khuê “gặp” Bác là khi Bác mất. “Ngày 2/9/1969, tôi được lệnh mùng 3 phải có mặt ở Hà Nội. Tôi đi mà không biết có việc gì. Ra đến nơi tôi mới biết rằng Bác mất. Tôi được phân công túc trực 15 phút bên linh cữu của Bác cùng với ba nữ anh hùng khác là Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Thị Tuyển. Chúng tôi phải làm tư tưởng dữ lắm, rằng không được ngất, không được khóc. Sau 15 phút đó, chị Ngô Thị Tuyển bị ngất đưa đi cấp cứu, còn chúng tôi thì khóc sướt mướt. Những kỷ niệm, hình ảnh của Bác cứ thế ùa về. Và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa một phút quên đi những điều thiêng liêng đó”, anh hùng Trương Thị Khuê vừa ngắm bức ảnh Bác Hồ tặng hoa phong lan vừa rưng rưng nước mắt.

Bốn ngày sau, tối 20/9/1968, ba nữ dân quân được Bác mời vào xem văn công. Đến Phủ Chủ tịch đã thấy đông đủ các đồng chí trong Bộ Chính trị. Bác Hồ gọi ba cô gái Quảng Bình, Vĩnh Linh lại ngồi gần rồi Bác giới thiệu với mọi người tên tuổi, quê quán, thành tích chiến đấu ba chị em rất đầy đủ, chính xác. Trước lúc ra về Bác dặn: “Các cháu phải về học tập, không học không làm được đâu. Học trường, học lớp, học đơn vị, học thực tế, cố gắng học tập”.

Sau này, nhớ mãi lời dặn của Bác, phải học, học không chỉ ở trường, ở lớp mà phải học trong đường đời, học trong thực tế, học những người đi trước, bà Trương Thị Khuê đã cố gắng học văn hóa cấp 3, học cao cấp chính trị, học lớp quản lý kinh tế, học ở Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Năm 1972, bà làm Phó ban Tổ chức Khu ủy Vĩnh Linh, sau đó là Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Bến Hải (huyện cũ của Quảng Trị). Năm 1997, bà được tín nhiệm bầu là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà là đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX.

Lần cuối cùng bà Trương Thị Khuê “gặp” Bác là khi Bác mất. “Ngày 2/9/1969, tôi được lệnh mùng 3 phải có mặt ở Hà Nội. Tôi đi mà không biết có việc gì. Ra đến nơi tôi mới biết rằng Bác mất. Tôi được phân công túc trực 15 phút bên linh cữu của Bác cùng với ba nữ anh hùng khác là Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Thị Tuyển. Chúng tôi phải làm tư tưởng dữ lắm, rằng không được ngất, không được khóc. Sau 15 phút đó, chị Ngô Thị Tuyển bị ngất đưa đi cấp cứu, còn chúng tôi thì khóc sướt mướt. Những kỷ niệm, hình ảnh của Bác cứ thế ùa về. Và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa một phút quên đi những điều thiêng liêng đó”, anh hùng Trương Thị Khuê vừa ngắm bức ảnh Bác Hồ tặng hoa phong lan vừa rưng rưng nước mắt.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Xem thêm
Phiên bản di động