Chậm ban hành văn bản: Có ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, người dân
Tiến hành chất vấn hai Bộ trưởng Tư pháp và Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ siết chặt một số quy định để giảm thông đồng, dìm giá |
Chậm ban hành văn bản mới chưa được khắc phục căn cơ
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ngày 15/8, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn Bình Phước) nêu rõ, trong nhiệm kỳ này, Bộ Tư pháp đã có sự chuẩn bị kỹ hơn về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Tuy nhiên, tình trạng chậm ban hành văn bản mới chưa được khắc phục căn cơ, có những nội dung đã được kiến nghị nhiều lần trước đây nhưng chưa được ban hành, hoặc ban hành chưa đúng thẩm quyền, không đúng với quy định của văn bản quy phạm pháp luật… Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp và trách nhiệm của Bộ nhằm khắc phục tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới?
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang chất vấn tại điểm cầu tỉnh Bình Phước. Ảnh: Quốc hội |
Cũng chất vấn về nội dung này, đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn Bắc Ninh) nêu tình trạng nợ và chậm văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật đã diễn ra trong nhiều năm và chưa được khắc phục.
“Ngay trong phiên họp chiều hôm qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Báo cáo của đoàn giám sát đã chỉ ra có 12 văn bản chậm tiến độ, 18 nội dung giao cho bộ hướng dẫn nhưng chưa ban hành văn bản, trong đó có nhiều văn bản quan trọng và liên quan đến Luật Giáo dục năm 2019.
Chính vấn đề nợ, chậm văn bản gây khoảng trống pháp luật cũng như gây thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp, lãng phí nguồn ngân sách nhà nước. Với trách nhiệm của mình thì trong thời gian tới Bộ trưởng có giải pháp gì trong chỉ đạo, điều hành để khắc phục được tình trạng nêu trên?”, đại biểu hỏi.
Các đại biểu họp phiên chất vấn tại Hội trường Diên Hồng. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình) đề nghị cho biết việc chịu trách nhiệm của Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với tình trạng còn nợ văn bản như thế nào, trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong vấn đề chậm ban hành của các bộ liên quan dẫn đến việc thực hiện liên quan đến quyền lợi của người dân do việc chậm ban hành này.
“Về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay có ý kiến cho rằng quy trình này còn khá nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, ví dụ như thủ tục vẫn còn rườm rà, chưa rõ là quy định luật cần cụ thể hay quy định chung là tốt. Cùng với đó là việc giao các bộ, ngành tự chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm thuộc phạm vi quản lý của mình dễ dẫn đến lợi ích riêng, cục bộ và dẫn đến chất lượng văn bản có thể chưa cao. Đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm và giải pháp khắc phục”, Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hoá) chất vấn.
Đại biểu Lê Thanh Hoàn chất vấn. Ảnh: Quốc hội |
Không nên dựa vào việc xây dựng văn bản giải thích, hướng dẫn
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, nợ chậm ban hành văn bản là vấn đề đã từ lâu nhưng chưa dứt điểm, nợ của từng năm thì có sự trồi sụt nhất định, tuy nhiên năm 2021 tăng 6 văn bản so với năm 2022. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng có những nghị định nợ lâu chưa xử lý được, ví dụ như Nghị định về tổ chức đại diện của người lao động và thương lượng tập thể được xử lý trong Bộ luật Lao động, nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản và an ninh mạng…
Về nguyên nhân, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, có những văn bản nhiều nội dung quá, ví dụ như về bảo vệ môi trường, có 65 nội dung giao trong luật là phải quy định chi tiết, hoặc có những luật, nghị quyết thì thời điểm thông qua và có hiệu lực rất ngắn, cho nên phải cấp tốc soạn thảo, ban hành các nghị định nhưng cũng không kịp…
Về giải pháp, theo Bộ trưởng, Chính phủ đã ban hành nghị quyết, Bộ Tư pháp trình một số giải pháp để khắc phục các hạn chế, bất cập trong công tác xây dựng văn bản, trong đó có câu chuyện nghị định quy định chi tiết và tính kỷ luật hành chính trong soạn thảo, ban hành văn bản và trách nhiệm tổ chức thi hành.
Bộ trưởng Lê Thành Long trả lời chất vấn. |
Bên cạnh đó, Quy định 69 về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên là một công cụ rất mạnh và bây giờ Bộ Chính trị cũng đang chỉ đạo để trình quy định của Bộ Chính trị về một số giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng văn bản. Về lâu dài, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trong xây dựng pháp luật cần quy định rõ nhiều vấn đề cụ thể trong luật, không nên dựa vào việc xây dựng văn bản giải thích, hướng dẫn.
Trong quá trình soạn thảo, ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, tranh luận rất gay gắt khi trình dự thảo luật thì phải trình kèm theo nghị định quy định chi tiết. “Cho đến bây giờ chúng ta có quy định như vậy nhưng không khả thi”, Bộ trưởng nói và nêu các lý do.
Đó là các nội dung nếu nghĩ ra được ở trong dự thảo nghị định thì thà quy định luôn ở trong luật, chưa nghĩ được cho nên mới để lại. Đồng thời, nếu làm nghị định như vậy thì gần như bỏ qua tất cả các quy trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế, có một số dự thảo văn bản trình có kèm theo dự thảo nghị định, nhưng “quá trình chỉnh sửa sau đó có khi thay đổi nhìn không thấy cái ban đầu nữa”…
Trả lời đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) về chậm ban hành, đưa pháp luật chậm đi vào cuộc sống thì có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của tổ chức và cá nhân không, nếu ảnh hưởng thì có lượng hóa được không, nếu lượng hóa được thì xử lý việc này như thế nào, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định lượng hóa được.
“Tôi nghĩ lượng hóa được và có gây thất thoát về tài sản, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà nước, của người dân hay không, tôi xin nói là có. Quốc hội khóa trước chúng ta đã nêu một số các văn bản, các nghị định ở một số Bộ vì chậm nên không thu được một số khoản tiền sử dụng nọ kia. Những trường hợp cụ thể như thế chúng ta lượng hóa được”, Bộ trưởng nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31